Những phụ nữ Ấn Độ thoát kiếp nô lệ ở Oman
Cập nhật lúc 21:31, Thứ ba, 25/07/2023 (GMT+7)
Ngày càng nhiều phụ nữ ở Punjab, Ấn Độ bị dụ dỗ đến Oman với lời hứa giúp việc gia đình, rồi bị mắc kẹt trong tình trạng bóc lột tình dục và nô lệ. Theo Sun Foundation, tổ chức đã giải cứu 24 phụ nữ khỏi quốc gia Trung Đông này, hàng chục người khác được cho là vẫn bị mắc kẹt. Một số đã chia sẻ câu chuyện của họ với hy vọng giúp đỡ người khác.
|
2 ngày sau khi đến Dubai, Priya vẫn nghĩ mình sẽ được làm công việc như được hứa hẹn. Nhưng không, người phụ nữ 35 tuổi này đã bị 2 người đàn ông khác bắt đi. "Họ đưa tôi vào ô tô, dừng lại giữa núi, xé quần áo của tôi và cưỡng hiếp. Điều kinh khủng này diễn ra trong 14 ngày. Vì họ luôn bịt mặt nên tôi không biết có bao nhiêu người đàn ông khác nhau cưỡng hiếp tôi. Tôi không ngừng thổn thức và cầu xin họ rời xa tôi; họ thậm chí không cho tôi thức ăn", Priya kể lại.
|
|
Sau đó Priya được đưa đến Oman, nơi cô làm giúp việc gia đình nhưng không được nhận lương trong suốt 5 tháng làm việc. Chịu đựng không nổi, cô đã trốn khỏi nhà chủ và may mắn là cô đã trốn thoát khi những người lạ ở sân bay đã giúp cô trở về Ấn Độ. "Bây giờ tôi cảm thấy hạnh phúc với gia đình mình" - Priya nói, mắt cô ngấn lệ nhẹ nhõm. Tuy nhiên, sự tra tấn về thể chất và tinh thần mà cô trải qua vẫn tiếp tục ám ảnh cô. "Sự kết hợp của sự cô lập, sợ hãi và tổn thương trong thời kỳ đó đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong cuộc đời tôi" - cô nói.
|
|
Vì 2 đứa con nhỏ bị bệnh hiểm nghèo và cần tiền phẫu thuật, Simran, 37 tuổi, phải rời nhà ở thành phố Goraya, bang Punjab để tìm việc làm. Cô đến Oman với mong muốn được làm giúp việc gia đình, nhưng thay vào đó, cô lại bị đánh đập và bị bóc lột tình dục. Cô mang nhiều vết sẹo trên cơ thể - kết quả của việc bị tra tấn bằng một thanh sắt nóng nhằm buộc cô phải tuân theo hoạt động mại dâm.
|
|
Simran đã phải chịu đựng 5 tháng ở Oman trước khi có cơ hội trốn thoát. Cô chạy đến đại sứ quán Ấn Độ. Các nhân viên đã đưa cô đến ở trong 1 ngôi đền và ở đó, cô gặp những cô gái khác đến từ Ấn Độ cũng từng trải qua những trải nghiệm đau thương tương tự.
|
|
Vào tháng 3/2023, Sangeeta đến Oman với hy vọng sẽ làm giúp việc nhà để có lương tốt nhằm gửi về giúp gia đình. Nhưng ngay sau khi cô đến, người chủ phát hiện ra cô là người theo đạo Sikh và đã yêu cầu loại cô ngay.
|
|
Sangeeta quay trở lại văn phòng của người đại diện với hy vọng họ sẽ tìm một công việc khác cho cô, nhưng cô được thông báo là phải trả 150.000 rupee (khoảng 1.700 USD) nếu muốn quay lại Ấn Độ. "Tôi phải đối mặt với việc bị đánh đập và quấy rối liên tục. Tôi run lên vì sợ hãi. Cùng với hơn 30 cô gái khác bị mắc kẹt trong 1 căn phòng nơi chúng tôi phải chịu đựng sự lạm dụng liên tục" - cô kể.
|
|
Sangeeta nói rằng cô bị giữ trong phòng với những phụ nữ khác. Cuối cùng, cô đã chạy trốn khỏi nơi giam giữ và trốn trong 1 công viên trong 3 ngày cho đến khi đến được đại sứ quán Ấn Độ.
|
|
Để gia đình có cuộc sống tốt đẹp hơn, Gurpreet quyết định tìm việc giúp việc ở nước ngoài, bỏ lại chồng và 2 con ở lại quê nhà. Khi đến Muscat vào tháng 2/2023, điện thoại và hộ chiếu của cô đã bị những người môi giới lấy mất.
|
|
"Sáng hôm sau, tôi được cử đến làm việc tại 1 hộ gia đình, làm việc chăm chỉ trong 1 tháng mà không nhận được tiền," Gurpreet nói. Khi cô lấy hết can đảm để hỏi về tiền lương của mình, cô đã bị chủ đánh đập.
|
|
Một công ty môi giới nói rằng cô ấy đã được bán với giá 500.000 rupee và cô phải làm việc để trả hết số tiền đó. Kaustubh Sharma, Tổng thanh tra cảnh sát ở Punjab, người đã giám sát lệnh bắt giữ các đại lýviệc làm ở Ấn Độ để tuyển dụng phụ nữ, nói: "Những nạn nhân này bị tính những khoản tiền khổng lồ từ 50.000 đến 70.000 rupee và bị mắc kẹt ở Oman, nơi họ bị tịch thuhộ chiếu và điện thoại di động".
|
Tại nơi làm việc của mình, Gurpreet liên tục phải đối mặt với sự quấy rối và lạm dụng. Cuối cùng, một ngày nọ, cô thu hết can đảm để chạy trốn, bắt 1 chiếc taxi và bảo tài xế đưa cô đến 1 ngôi đền của người Sikh ở Muscat. "Khi tôi đến ngôi đền, tôi cảm thấy nhẹ nhõm như được tái sinh", cô nhớ lại. Với sự giúp đỡ của một tổ chức phi chính phủ, cô đã được hồi hương trở lại Ấn Độ để đoàn tụ với gia đình.
|
|
Theo phụ nữ TPHCM