ột bức tranh tường ở Kolkata minh họa cuộc đấu tranh giành quyền lực của phụ nữ ở Ấn Độ – quốc gia này đứng thứ 129 trong số 146 quốc gia về bình đẳng giới nói chung. Ảnh: Avishek Das/LightRocket/Getty Images
Một bức tranh tường ở Kolkata minh họa cuộc đấu tranh giành quyền của phụ nữ ở Ấn Độ – quốc gia này đứng thứ 129 trong số 146 quốc gia về bình đẳng giới nói chung. Ảnh: Avishek Das/LightRocket/Getty Images

 

Kết hôn và bị chồng cưỡng hiếp vào đêm tân hôn ở tuổi 17, Divya đã kể lại nỗi đau khổ liên tục của mình. Câu chuyện của Divya là câu chuyện quá phổ biến ở Ấn Độ, bởi được cho phép bởi một lỗ hổng pháp lý đáng sợ. "Tôi nói với anh ấy rằng tôi chưa bao giờ quan hệ tình dục. Tôi hỏi anh ấy liệu chúng tôi có thể từ từ và cố gắng hiểu chuyện đó không, nhưng anh ta bảo không vì đêm đầu tiên rất quan trọng đối với đàn ông. Sau đó, anh ta tát tôi rất mạnh và..." - Divya 19 tuổi, kể.

Những gì xảy ra sau đám cưới sắp đặt của Divy vào năm 2022 là 19 tháng bị lạm dụng tình dục và thể xác.

Theo khảo sát sức khỏe gia đình mới nhất của chính phủ, 6% phụ nữ đã kết hôn trong độ tuổi 18-49 báo cáo bị bạo lực tình dục do chồng gây ra.

Ở quốc gia đông dân nhất thế giới, điều đó có nghĩa hơn 10 triệu phụ nữ đã trở thành nạn nhân tình dục của chồng mình.

Gần 18% phụ nữ đã kết hôn cảm thấy họ không thể nói không nếu chồng họ muốn quan hệ tình dục. Và 11% phụ nữ cho rằng chồng có quyền đánh vợ nếu họ từ chối.

Những người biểu tình ở Kolkata kêu gọi hình sự hóa tội hiếp dâm trong hôn nhân vào năm 2016. Ảnh: S Paul/Getty
Những người biểu tình ở Kolkata kêu gọi hình sự hóa tội hiếp dâm trong hôn nhân vào năm 2016. Ảnh: S Paul/Getty

 

Theo bộ luật hình sự trước đây của Ấn Độ, có một điều khoản ngoại lệ nêu "hành vi tình dục của một người đàn ông với vợ mình, người vợ không dưới 15 tuổi không phải là hiếp dâm". Và trong suốt thời gian qua, nhiều nhà đấu tranh loại bỏ điều ngoại lệ này nhầm bảo vệ phụ nữ nhưng trong bộ luật hình sự mới có hiệu lực từ 1/7, Ấn Độ vẫn giữ điều này và chỉ nâng độ tuổi lên 18.

Luật sư Karuna Nundy đang phản đối điều đó. Người đại diện cho nhóm bảo vệ quyền của Hiệp hội Phụ nữ dân chủ toàn Ấn Độ (AIDWA) tại Tòa án tối cao, đã lên án điều khoản này. Bà cho rằng trên thế giới có 50 quốc gia đã cấm việc này.

Monika Tiwary từ Shakti Shalini, một nhóm nhân quyền hỗ trợ những người sống sót sau bạo lực tình dục, cho biết hôn nhân không nên che giấu tội ác. "Kết hôn nhưng phụ nữ không nên bị tước đi quyền đối với cơ thể của mình".

Tuy nhiên, theo nhiều nhà đấu tranh vì quyền phụ nữ ở Ấn Độ cho biết, điều khó đối với họ là hầu hết những cuộc hôn nhân bị báo cáo là hôn nhân sắp đặt. Điển hình như trường hợp của Divya. Gia đình cô đã không trả khoản tiền hồi môn lớn cho người chồng và anh ta dùng số tiền này để chống lại cô.

"Anh ta chế giễu tôi bằng cách nói rằng nhà tôi không có cho của hồi môn nên anh ta có quyền tất cả với tôi. Có lúc anh ta kề dao vào cổ tôi và thách tôi nói không" - cô kể.

Swati Sharma, một bà mẹ 24 tuổi có hai con, cho biết cô kết hôn với một người đàn ông vì tình yêu. Lần đầu tiên chồng cô hành hung cô là sau khi cô con gái đầu lòng của họ chào đời.

"Khi anh ta tức giận, anh ta sẽ trút giận lên tôi. Nếu tôi từ chối quan hệ, anh ta sẽ buộc tội tôi ngoại tình" - Swaiti kể lại sau khi cô thu dọn đồ đạc, mang theo các con và rời đi.

Nạn nhân của vụ cưỡng hiếp trong hôn nhân Divya (tên đã thay đổi) đã bị chồng cưỡng hiếp vào đêm tân hôn khi cô mới 17 tuổi
Nạn nhân của vụ cưỡng hiếp trong hôn nhân Divya đã bị chồng cưỡng hiếp vào đêm tân hôn khi cô mới 17 tuổi

Nhưng bất chấp sự ngược đãi, một số phụ nữ vẫn quay về với người chồng vũ phu vì lo sợ cho con cái và chịu áp lực xã hội rất lớn. Như Sharma cuối cùng cũng quay về với chồng sau khi anh đi tư vấn và thuyết phục cô trở lại.

Riêng Divya mặc dù đã trốn thoát, cô vẫn sống trong sợ hãi. Chồng cô nhắn tin cho mẹ cô đe dọa rằng anh ta "sẽ không để bà sống". Nhưng cô cho biết cô tự hào vì đã dám rời đi.

"Vẫn còn nhiều cô gái phải chịu đựng điều này, xảy ra cả ngày lẫn đêm. Những kẻ như vậy phải bị trừng phạt" - cô nói.

Theo phụ nữ TPHCM