leftcenterrightdel
 Trong bối cảnh tốc độ già hóa nhanh chóng và ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc chọn cách trì hoãn kết hôn, kéo theo tỷ lệ hộ gia đình một người ở Hàn Quốc đã tăng vào năm ngoái lên 33,6%.

Theo khảo sát thực tế của Bộ về các gia đình dựa trên 12.044 hộ gia đình trên cả nước, số hộ gia đình độc thân tăng gần gấp đôi sau 10 năm. Năm 2010, nhóm chiếm 15,8%. Đến năm 2020, nhóm này đã tăng lên 30,4%, và trong năm 2023, đà tăng trưởng thêm 3,2%.

Xét theo giới tính, tỷ lệ phụ nữ sống một mình cao hơn nam giới, chiếm 62,3% trong hộ độc thân.

Theo độ tuổi, hơn một nửa là người lớn trên 60 tuổi. Những người trên 70 tuổi chiếm 27,1%, những người ở độ tuổi 60 chiếm 25,7%, tiếp theo là những người ở độ tuổi 30 trở xuống chiếm 23,9%.

Thách thức lớn nhất mà các hộ gia đình độc thân phải đối mặt là không có bữa ăn đủ chất, khó khăn khi bệnh tật, cô đơn và cảm thấy không an toàn trước tội phạm.

Hơn 47% số người được hỏi cho biết họ sẵn sàng sống độc thân và không kết hôn, tăng 13% so với năm 2020. 39,1% cho biết “nam và nữ có thể sống cùng nhau trong khi không kết hôn”, con số cao hơn mức 26% từ năm 2020.

Khoảng 20% số người được hỏi đồng ý rằng một người có thể nhận con nuôi khi sống một mình và không kết hôn.

"Mặc dù tỷ lệ nam và nữ tham gia chăm sóc trẻ như nhau tăng so với năm 2020, nhưng phụ nữ vẫn đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc trẻ như: chuẩn bị bữa ăn và cho trẻ đi ngủ, chăm sóc trẻ khi ốm, đưa trẻ đến trường và tham gia các sự kiện của trường, chi phí nuôi con quá cao khiến phụ nữ ngại kết hôn và sinh con" - Bộ cho biết.

Theo phụ nữ TPHCM