Phụ nữ Nigeria đánh đổi tính mạng để sinh con
Cập nhật lúc 18:16, Thứ năm, 18/04/2024 (GMT+7)
Trung bình mỗi năm Nigeria có hàng chục ngàn phụ nữ tử vong khi sinh con, đây là nước có tỉ lệ tử vong khi sinh cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Ấn Độ.
 |
Năm 2020, khoảng 82.000 phụ nữ Nigeria tử vong do các biến chứng thai kỳ. Nguyên nhân tử vong bao gồm xuất huyết nặng, huyết áp cao (tiền sản giật và sản giật), phá thai không an toàn và chuyển dạ khó khăn. |
 |
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đối với một hệ thống chăm sóc sức khỏe đang hoạt động, thì tỉ lệ là 1 bác sĩ/600 người. Ở Nigeria, tỉ lệ này là 1/4.000-5.000 bệnh nhân. Ở Nigeria, khi mang thai, phụ nữ thường không khám thai. Họ chỉ tìm đến sự trợ giúp y tế khi xảy ra sự cố. Năm 2022, tỉ lệ bà mẹ tử vong khi sinh là 1.047 ca tử vong/100.000 ca sinh (cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Ấn Độ). |
 |
Lawal Arinola, 31 tuổi, đến bệnh viện phụ sản đảo Lagos vào sáng sớm. Tử cung của cô không co bóp sau ca sinh mổ tại trung tâm y tế tư nhân ngày hôm trước. Cô bị mất máu và bị suy thận cấp. Thang máy của bệnh viện bị hỏng. Cô được đưa lên phòng phẫu thuật ở tầng 2 bằng cáng khi đã ngừng tim. Cô được hồi sức và phẫu thuật cắt tử cung khẩn cấp. Cô bị nhiễm trùng, bị rối loạn chức năng đa cơ quan và qua đời trong phòng ICU của bệnh viện 8 ngày sau đó. |
 |
Bác sĩ sản phụ khoa Olusola, đồng thời là bác sĩ nội trú của bệnh viện phụ sản đảo Lagos, cho biết, trong 17 năm làm nghề, ông đã chứng kiến hết bi kịch này đến bi kịch khác. Ông nói, các sản phụ được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh sau khi chờ đợi hàng giờ, thậm chí nhiều ngày trước khi tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một vấn đề trên khắp đất nước. |
![Phụ nữ Nigeria đánh đổi tính mạng để sinh con Trường hợp cần phải mổ lấy thai khẩn cấp, bệnh nhân phải được phẫu thuật trong vòng 30 phút. Các áp phích nêu rõ các nội quy của bệnh viện và nỗ lực chống lại tỷ lệ tử vong ở bà mẹ được trang trí trên các bức tường của bệnh viện. Thuốc được để sẵn trong phòng cấp cứu nên người thân không cần phải đến nhà thuốc mua như thường lệ ở các bệnh viện khác; và có một quỹ khẩn cấp dành cho những người nghèo nhất, do các nhà tài trợ và đôi khi cả bác sĩ chi trả. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn gặp khó khăn. Tình trạng chăm sóc sức khỏe tồi tệ khiến nhiều chuyên gia y tế phải di cư, làm trầm trọng thêm vấn đề. Togunde nói: “Nhân lực là một vấn đề. “Chúng tôi có không gian nhưng đôi khi lại không có người để vận hành. Bệnh viện không tuyển dụng nhân viên [họ được chính phủ tuyển dụng], điều đó vượt quá khả năng của chúng tôi và các bác sĩ phải di cư. Những người trẻ thậm chí không ở lại. Đôi khi mọi người rời đi mà không báo trước nên bạn không thể đảm bảo số lượng nhân viên sẽ có vào ngày hôm sau ”.](https://image.phunuonline.com.vn/fckeditor/upload/2024/20240416/images/9422_anhchupmanhinh2024-04-16182937.png) |
Ở Nigeria, nhân lực là một vấn đề khi nhiều bệnh viện thiếu bác sĩ. Đôi khi bác sĩ rời đi mà không báo trước, do đó bệnh viện không thể đảm bảo số lượng nhân viên vào hôm sau. |
 |
Tiến sĩ Moses Olusanjo - chuyên gia tư vấn cấp cao tại khoa sản của bệnh viện và là giảng viên tại Đại học bang Lagos - cho biết: “Vấn đề tử vong khi sinh phản ánh cách thức hoạt động của xã hội chúng ta. Việc giảm tỉ lệ tử vong ở bà mẹ chỉ nằm trong khả năng của các nhà lãnh đạo. Đây là vấn đề quá lớn đối với bác sĩ". |
 |
Trong phòng hậu sản của bệnh viện Đại học bang Lagos, Torkwase Umoru, 26 tuổi, được xuất viện đúng dịp sinh nhật đầu tiên của con gái. 1 tháng trước đó, cô bị đau bụng và đi kiểm tra tại một bệnh viện tư ở Lagos. Cô được thông báo đã mang thai và thai nhi đã chết. Khi được đưa đến phòng cấp cứu, cô đã bị nhiễm trùng huyết, thủng ruột và nguy hiểm đến tính mạng. |
 |
Sau khi phẫu thuật, Umoru không cảm thấy khá hơn. Cô không thể ăn uống, bác sĩ phải mở hậu môn nhân tạo cho cô và nó khiến da cô bị hoại tử. Chồng cô phải nghỉ làm để chăm sóc vợ. Cô nói: “Tôi chán nản và thấy mình vô dụng. Thực sự lúc đó tôi đã muốn chết. Sau này chồng tôi nói rằng anh đã giấu tất cả những vật sắc nhọn khỏi tầm mắt tôi. Anh biết rằng tôi có thể cố làm mình bị thương. Sau tất cả những gì đã trải qua, tôi không nghĩ mình muốn có thêm con. Có thể chúng tôi sẽ nhận con nuôi” - cô nói. |
 |
Abiola Akiyode-Afolabi điều hành Trung tâm Nghiên cứu và tài liệu ủng hộ phụ nữ (WardC), một tổ chức hoạt động với mục đích làm giảm tỉ lệ tử vong ở bà mẹ và chống lại bạo lực trên cơ sở giới. Cô có 2 trải nghiệm khi sinh con, một ở Mỹ và một sinh mổ khẩn cấp tại bệnh viện công ở Lagos. Cô nói: “Sau cuộc phẫu thuật ở Lagos, tôi bị bỏ lại trên giường ở hành lang trong khi vẫn đang chảy máu. Trong 2 giờ, tôi đã hét lên để được giúp đỡ”. |
 |
Cuối cùng, khi Akiyode được anh trai đưa đến phòng hậu sản, cô buộc phải đổi giường và tắm một mình chỉ vài giờ sau phẫu thuật. Trong đêm, một số sản phụ cùng phòng với cô đã được đưa đi cấp cứu và không bao giờ quay trở lại. “Tôi tin rằng họ đã chết. Đây là lần đầu tiên tôi nhận ra rất nhiều phụ nữ ở đất nước này đã chết khi sinh con". |
 |
Damilola Ayomide, một y tá và là mẹ của 3 đứa con, bán các loại thuốc cơ bản như thuốc giảm đau, quần áo trẻ em và bánh mì tại một cửa hàng ở ngoại ô Lagos. Vừa bán hàng, cô vừa trông chừng đứa trẻ đang ngủ trong chiếc giỏ trên mặt đất. Đó là con trai của em trai cô. Mẹ bé, cô Seun Fadipe, 27 tuổi, đã qua đời 3 ngày sau khi sinh. Trong thời gian mang thai, cô thường xuyên bị ốm và ngất xỉu. Gia đình đã cố gắng lo chi phí để cô sinh mổ, cuối cùng cô vẫn không qua khỏi. |
 |
“Bệnh viện vừa gọi cho anh tôi để thông báo vợ anh đã chết. Chúng tôi không có bất kỳ tài liệu nào và không biết những gì đã xảy ra. Họ nói rằng cô ấy kêu đau đầu và đau bụng nhưng cô đã chết trước khi các y tá đến kiểm tra. Tất cả chúng tôi đã khóc rất nhiều, nhưng chúng tôi có thể làm gì đây" - Damilola buồn bã. |
Theo phụ nữ TPHCM