leftcenterrightdel
 

Kato cho biết nhiều người thân đã khuyên cô nên từ bỏ ngành khoa học, với quan niệm rằng phụ nữ trong lĩnh vực kỹ thuật quá bận rộn sẽ khó lấy chồng.

"Bà và mẹ tôi thường nói nếu muốn nuôi con, tôi sẽ phải chọn các công việc trái ngành", Kato nói.

Tâm lý e dè, thậm chí là kuf thị phụ nữ trong ngành kỹ thuật đang là cơn đau đầu đối với chính phủ Nhật Bản. Chỉ riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nước này dự kiến sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 790.000 lao động vào năm 2030, phần lớn là do mất cân bằng giới.

Các chuyên gia cảnh báo điều này sẽ dẫn đến sự suy giảm về đổi mới, năng suất và khả năng cạnh tranh, từng là những yếu tố giúp Nhật Bản vươn mình trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Tiến sĩ Yinuo Li, người có bằng tiến sĩ về sinh học phân tử tại Trung Quốc, cho biết: “Thực trạng này rất lãng phí và gây tổn thất cho đất nước".

"Nếu không có sự cân bằng giới tính, công nghệ của bạn sẽ có một điểm mù và thiếu sót đáng kể", bà mẹ ba con đang ở Nhật Bản trong một chương trình trao đổi văn hóa cho biết.

Nhật Bản xếp cuối cùng trong số các quốc gia giàu có với chỉ 16% nữ sinh viên đại học chuyên ngành kỹ thuật, sản xuất và xây dựng, và cứ 7 người thì chỉ có 1 nhà khoa học nữ. Bất chấp thực tế rằng nữ sinh Nhật Bản đạt điểm cao thứ hai trên thế giới về toán học và thứ ba về khoa học, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Xét về bình đẳng giới nói chung, thứ hạng của Nhật Bản trong năm nay đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, điều này buộc chính phủ phải tìm mọi biện pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giới.

Kể từ năm 2024, khoảng 10 trường đại học kỹ thuật, bao gồm cả Viện Công nghệ Tokyo nơi Kato theo học, sẽ chú ý đến lời kêu gọi của chính phủ để đưa ra hạn ngạch cho sinh viên nữ.

Đây là một sự đảo ngược lớn đối với một quốc gia vốn có định kiến ngầm nhắm vào phụ nữ theo học các ngành kỹ thuật và y học. Vào năm 2018, một trường y ở Tokyo bị phát hiện hạ thấp điểm kiểm tra đầu vào của các nữ sinh để ưu tiên nhận nam giới. Giới chức trường y này giải thích việc hạ thấp điểm của các nữ sinh là do phụ nữ có nhiều khả năng nghỉ làm sau khi sinh con và sẽ lãng phí việc học của họ.

leftcenterrightdel
 Kato Yuna tham gia nhóm sản xuất một chiếc máy bay hạng nhẹ chạy bằng sức người tại Viện Công nghệ Tokyo. Ảnh: Reuters

Hợp tác với lĩnh vực tư nhân, Cục Bình đẳng giới của Nhật Bản sẽ tổ chức hơn 100 hội thảo và sự kiện về lĩnh vực kỹ thuật, chủ yếu nhắm vào các nữ sinh trong mùa hè này.

Nhiều trường học và tập đoàn bao gồm Mitsubishi và Toyota đang cấp học bổng cho nữ sinh viên nhằm thu hút nhân tài.

Taniura Minoru, đại diện bộ phận nhân sự của Mitsubishi cho biết: “Sự khan hiếm kỹ sư nữ là hoàn toàn không tự nhiên khi người ta thường nói phụ nữ là một nửa thế giới. Nếu đội ngũ kỹ sư không đồng đều với dân số, chúng tôi sẽ tụt lại phía sau trong việc cung cấp những gì khách hàng đang tìm kiếm".

Theo ngaynay