Phụ nữ nông thôn tại Trung Quốc có cuộc sống sung túc nhờ thêu thùa
Cập nhật lúc 16:46, Thứ ba, 19/07/2022 (GMT+7)
Phụ nữ nông thôn trên khắp Trung Quốc đã có nguồn thu nhập khá từ nghề thêu.
|
|
Phụ nữ nông thôn tại Trung Quốc dệt lên cuộc sống sung túc nhờ thêu thùa. |
Ngày này, trên khắp các vùng nông thôn Trung Quốc, nghề thêu ngày càng phát triển. Đặc biệt, những người phụ nữ nông thôn phát triển nghề thêu không những giúp cho cuộc sống của họ được cải thiện, mà còn giúp Trung Quốc duy trì và phát triển di sản văn hóa.
Trong một vùng nông thôn ở huyện Dingxing, tỉnh Hà Bắc phía bắc Trung Quốc, lớp đào tạo nghề thêu của bà Liang Shuping, 59 tuổi, thường được hơn 100 người tham gia, bao gồm những phụ nữ nông thôn có mong muốn tìm hiểu di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời có thể mang lại cho họ thu nhập ổn định. Những kỹ thuật thêu được những người phù nữ nông thôn đặc biệt quan tâm đó là thêu chỉ và thêu lụa.
“Thêu chỉ là một trong bảy quy trình của nghề thêu Bắc Kinh. Công việc này bao gồm vẽ tranh, chải long, thêu… và mỗi quy trình hoàn toàn là thủ công. Còn nghề thêu lụa phát triển mạnh vào triều đại nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1911) và chủ yếu được sử dụng để làm trang phục thêu cung đình. Năm 2014, nghề thêu thủ công được Trung Quốc đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bà Liang Shuping.
Bà Liang Shuping cũng cho biết, “kỹ năng được các nghệ nhân ở huyện Định Hưng thừa hưởng là một nhánh của nghề thêu Bắc Kinh. Ông cố của tôi từng làm áo choàng thêu cho triều đình nhà Thanh. Từ khi còn nhỏ, tôi đã thích xem các tác phẩm thêu trên quần áo lụa và sa tanh”.
Bà thành lập studio của riêng mình vào những năm 1970 và sử dụng kỹ năng thêu thùa của mình để làm quần áo, đồ thủ công mỹ nghệ và đồ gia dụng.
Trong hơn bốn thập kỷ tìm tòi nghệ thuật của mình, các tác phẩm thêu của Liang đã dần được công nhận trong và ngoài nước. Bà được mời thiết kế và may trang phục cho những người tham dự Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 và Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 2014.
Bà nói: “Di sản văn hóa phi vật thể chắc chắn là một nguồn lực quan trọng cho sự sống còn của nông thôn trong cả nước, và mục tiêu của tôi là biến nguồn tài nguyên này thành tài sản.
Liang đã giúp quảng bá nghề thủ công cho người dân ở quê hương bà. Trong những năm qua, bà đã đào tạo cho hơn 2.000 phụ nữ nông thôn tại hơn 20 ngôi làng, và trung bình mỗi người trong số họ có thể kiếm được hơn 20.000 nhân dân tệ (khoảng 2.973 đô la Mỹ) mỗi năm.
Theo infonet.vietnamnet