leftcenterrightdel
 

Các nhà nghiên cứu cho biết, ngành công nghiệp dầu khí chịu trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp cho hơn 40% lượng khí thải carbon trên toàn cầu - ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người, những người sống ở các cộng đồng xa xôi và có nguồn lực thấp nhất thế giới.

Một nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra (biến đổi khí hậu nhân tạo) có thể là nguyên nhân gây ra cái chết sớm của khoảng 1 tỷ người trong thế kỷ tới, nếu sự nóng lên toàn cầu đạt tới 2 độ C.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Năng lượng, đề xuất các chính sách năng lượng tích cực giúp giảm lượng khí thải carbon ngay lập tức và đáng kể. Nghiên cứu cũng khuyến nghị mức độ hành động cao hơn của chính phủ, doanh nghiệp và người dân để đẩy nhanh quá trình khử cacbon của nền kinh tế toàn cầu, nhằm giảm thiểu số ca tử vong dự kiến ở người.

"Quy tắc 1.000 tấn"

Giống như hầu hết các dự đoán cho tương lai, dự đoán này dựa trên "quy tắc 1.000 tấn". Theo "Quy tắc 1.000 tấn", ước tính rằng sẽ có 1 trường hợp tử vong sớm trong tương lai mỗi khi khoảng 1.000 tấn carbon hóa thạch bị đốt cháy.

leftcenterrightdel
Biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra (biến đổi khí hậu nhân tạo) có thể là nguyên nhân gây ra cái chết sớm của khoảng 1 tỷ người trong thế kỷ tới. Ảnh minh họa: Internet 

 

Nếu thế giới đạt đến nhiệt độ cao hơn 2°C so với nhiệt độ trung bình toàn cầu thời tiền công nghiệp - thực tế thì đó là điều có thể diễn ra trong những thập kỷ tiếp theo - thì sẽ có rất nhiều sinh mạng bị thiệt hại. Kể từ nay, cứ mỗi 0,1 độ C nóng lên, thế giới có thể phải hứng chịu khoảng 100 triệu ca tử vong.

Chuyên gia năng lượng, Giáo sư Joshua Pierce từ Đại học Western Ontario ở Canada giải thích: "Nếu bạn coi trọng sự đồng thuận khoa học về "quy tắc 1.000 tấn" và tính toán các con số, thì sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra tương đương với một tỷ người tử vong sớm trong thế kỷ tới. Rõ ràng là chúng ta phải hành động. Và chúng ta phải hành động nhanh chóng”.

Tỷ lệ tử vong của con người do biến đổi khí hậu là cực kỳ khó tính toán, ngay cả trong thời đại ngày nay.

Liên Hợp Quốc báo cáo rằng hàng năm, các yếu tố môi trường đã cướp đi sinh mạng của khoảng 13 triệu người, tuy nhiên vẫn chưa rõ có bao nhiêu trong số những ca tử vong này trực tiếp hoặc gián tiếp do biến đổi khí hậu.

leftcenterrightdel
Mất mùa, hạn hán, lũ lụt, thời tiết khắc nghiệt, cháy rừng và nước biển dâng đều có thể tác động đến cuộc sống con người. Ảnh: Internet 

Một số chuyên gia cho rằng nhiệt độ bất thường có thể cướp đi sinh mạng của khoảng 5 triệu người mỗi năm. Các ước tính khác thấp hơn nhiều.

Một phần của vấn đề là những tác động toàn cầu của biến đổi khí hậu rất đa dạng. Mất mùa, hạn hán, lũ lụt, thời tiết khắc nghiệt, cháy rừng và nước biển dâng đều có thể tác động đến cuộc sống con người theo những cách tinh vi và phức tạp.

Dự đoán số người chết trong tương lai do những thảm họa khí hậu này vốn dĩ là một công việc không dễ, nhưng Giáo sư Joshua Pierce và đồng tác giả của ông, Richard Parncutt từ Đại học Graz ở Áo, cho rằng nó đáng để theo đuổi.

Họ lập luận rằng việc đo lượng khí thải theo khía cạnh cuộc sống của con người giúp công chúng dễ dàng tiếp thu các con số hơn, đồng thời nhấn mạnh mức độ không thể chấp nhận được của việc chúng ta không hành động hiện tại.

leftcenterrightdel
Ngành công nghiệp dầu khí chịu trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp cho hơn 40% lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Ảnh minh họa: Internet 

"Nói rõ hơn, việc dự đoán tương lai một cách chính xác là rất khó. Quy tắc 1.000 tấn chỉ là một bậc ước tính có độ lớn tốt nhất. Bất chấp điều đó, điểm mấu chốt là chúng ta cần phải hành động nhanh chóng vẫn rất rõ ràng" - Giáo sư Pearce nói thêm.

"Sự nóng lên toàn cầu là vấn đề sống còn của một tỷ người. Khi những dự đoán của các mô hình khí hậu trở nên rõ ràng hơn, tác hại mà chúng ta đang gây ra cho trẻ em và thế hệ tương lai ngày càng có thể là do hành động của chúng ta gây ra" - Giáo sư Joshua Pierce nhấn mạnh.

Điều gì xảy ra nếu đốt hết mỏ than lớn nhất Australia?

Để nhấn mạnh quan điểm đó, Giáo sư Joshua Pierce và Richard Parncutt đã áp dụng "quy tắc 1.000 tấn" cho mỏ than Adani Carmichael ở Australia – mỏ than lớn bậc nhất từ trước đến nay.

Với diện tích gấp hơn 5 lần Cảng Sydney, đây là mỏ than lớn nhất ở Australia và là một trong những mỏ lớn nhất thế giới.

leftcenterrightdel
Hoạt động khai thác tại mỏ than Adani Carmichael ở Australia. Ảnh: Ravusmining.com.au 

Nếu đốt toàn bộ trữ lượng của mỏ than này, các tác giả cho rằng có thể gây ra cái chết sớm cho khoảng 3 triệu người trong tương lai.

Mỏ than Adani Carmichael do Tập đoàn Adani sở hữu. Tập đoàn Adani được kiểm soát bởi người sáng lập Gautam Adani, một tỷ phú tự thân, người giàu nhất Ấn Độ và giàu thứ 4 trên toàn thế giới sau các tỷ phú Bernard Arnault của LVMH, Elon Musk và Jeff Bezos, Smh.com.au thông tin.

Về mặt kỹ thuật, "quy tắc 1.000 tấn" không tính đến các vòng phản hồi khí hậu có thể xảy ra, điều này có thể khiến hậu quả môi trường trong tương lai do lượng khí thải carbon thậm chí còn tồi tệ hơn, thậm chí nhanh hơn.

Quy tắc này thực chất là "ước tính tốt nhất theo thứ tự", có nghĩa là nó nằm trong phạm vi rộng hơn, khoảng từ 0,1 đến 10 người tử vong trên 1000 tấn carbon bị đốt cháy. Điều đó để lại rất nhiều chỗ cho những kịch bản thậm chí còn thảm khốc hơn kịch bản được nêu ở đây.

Nghiên cứu kêu gọi nhân loại cần ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch càng nhanh càng tốt bằng cách thực hiện một cách tiếp cận tích cực hơn để tiết kiệm năng lượng và chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

Trang Ly/Nguồn: Energies journal, NDTV