347 triệu trẻ em ở Nam Á "khát" nước nhất thế giới
Cập nhật lúc 08:57, Thứ ba, 14/11/2023 (GMT+7)
Liên hiệp quốc cho biết 347 triệu trẻ em dưới 18 tuổi ở Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh và phần còn lại của Nam Á có nhiều khả năng phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nước nhất thế giới.
|
|
Với thời tiết ngày càng khó lường, tình trạng khan hiếm nước dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn đối với trẻ em ở Nam Á |
Ngày 13/11, Liên hiệp quốc (LHQ) cho biết ngày càng nhiều trẻ em ở Nam Á đang phải vật lộn với tình trạng khan hiếm nước trầm trọng hơn so với bất kỳ nơi nào khác trên toàn thế giới. Theo LHQ, điều này ngày càng tồi tệ do tác động của biến đổi khí hậu.
Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) cho biết trong một báo cáo: “347 triệu trẻ em dưới 18 tuổi đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ở mức độ cao hoặc cực kỳ cao ở Nam Á, con số cao nhất trong số tất cả các khu vực trên thế giới”.
The UNICEF, 8 quốc gia tại khu vực Nam Á bao gồm Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Maldives, Pakistan và Sri Lanka là nơi sinh sống của hơn 1/4 trẻ em trên thế giới.
Trong báo cáo của LHQ cho biết: “Biến đổi khí hậu đang làm gián đoạn các kiểu thời tiết và lượng mưa, dẫn đến nguồn nước không thể dự đoán được”. Theo LHQ, chính chất lượng nước kém, thiếu nước và quản lý yếu kém như tận dụng quá mức các tầng nước ngầm, trong khi biến đổi khí hậu làm giảm lượng nước bổ sung cho nguồn nước đó.
"Giếng trong làng cạn kiệt, nhà cửa, trung tâm y tế và trường học đều bị ảnh hưởng. Với khí hậu ngày càng khó lường, tình trạng khan hiếm nước dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn đối với trẻ em ở Nam Á" - UNICEF cho biết thêm.
Tại hội nghị COP28 của LHQ vào tháng 12/2022 ở Dubai, UNICEF cho biết họ sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo “bảo đảm một hành tinh có thể sống được” mà trong đó nước là vấn đề chủ chốt. Bà Sanjay Wijesekera - Giám đốc UNICEF khu vực Nam Á - cho biết: "Nước sạch là quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, hàng triệu trẻ em ở Nam Á không có đủ nước uống".
Năm 2022, 45 triệu trẻ em ở Nam Á không được tiếp cận các dịch vụ nước sạch cơ bản, nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác. Báo cáo cho biết thêm, sau Nam Á là Đông và Nam Phi, nơi 130 triệu trẻ em có nguy cơ bị khan hiếm nước nghiêm trọng.
Theo phụ nữ TPHCM