leftcenterrightdel
 Những đứa trẻ người Sudan trú ẩn trong một nhà kho bỏ hoang ở Tunisia

Đầu năm 2022, Adam đã rời nhà ở Sierra Leone cùng với cha và em trai. Khi đó, em mới 12 tuổi và em trai 4 tuổi. 2 năm sau, 2 anh em sống một mình và đi xin ăn ở thị trấn Al Amra ở Tunisia.

Adam kể, mẹ em đã qua đời vì tai nạn giao thông. Buồn khổ vì không còn vợ, gia cảnh lại khó khăn, cha em đã thuyết phục gia đình ra đi để Adam và em trai có được việc làm và học tập tốt ở châu Âu. 

Nhưng sau khi đến Algeria, người cha đã bị cảnh sát bắt giữ và mang đi đâu không biết. Đến nay hơn 2 năm, 2 anh em không biết cha mình ở phương nào. “Tôi không có cách nào liên lạc được với cha, chúng tôi thậm chí không biết liệu ông ấy còn sống hay không" - Adam nói.
Những người di cư bất hợp pháp châu Phi đang sống trong điều kiện khó khăn ở thành phố Sfax, Tunisia. Ảnh: Anadolu/Getty Images
Những người di cư bất hợp pháp châu Phi đang sống trong điều kiện khó khăn ở thành phố Sfax, Tunisia

 

Hiện tại, có hàng triệu trẻ em di cư trên khắp thế giới, nhưng ngày càng có nhiều trẻ đi một mình sau khi bị tách khỏi cha mẹ.

Tại Tunisia, năm 2023 có gần 1.500 trẻ em không có người đi cùng đã đến văn phòng của cơ quan tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) để tìm kiếm sự hỗ trợ và tị nạn. Trong đó, nhiều người đã chạy trốn xung đột ở Sudan, Somalia, Syria và Eritrea. Từ tháng 1-8/2023, 12% số người đến Ý bằng đường biển - điểm đến phổ biến của những người di cư ở Tunisia - là trẻ em và không có người đi kèm.

Theo các tổ chức từ thiện, đại đa số trẻ em phải trải qua một hoặc nhiều lần bị giam giữ, bị buôn bán, bạo lực tình dục và bóc lột sức lao động khi đi di cư một mình.

John - người quản lý tại một trại tạm thời do người di cư và người tị nạn ở Al Amra thành lập cho biết, ngày càng nhiều trẻ em bị cảnh sát tách khỏi cha mẹ. “Khi di cư bất hợp pháp, người lớn thường bị cảnh sát bắt giữ và trục xuất hoặc đưa họ đến Algeria. Thế là những đứa trẻ bị đơn độc, chúng phải đi xin để sống sót".

John cho biết, anh là người gốc Sierra Leone. Anh đã tạm thời xa cách vợ và đứa con trai 7 tuổi để đi tìm miền đất hứa. Tuy nhiên, anh bị bắt khi đang cố gắng đến Ý trên chiếc thuyền của một kẻ buôn lậu và bị xe buýt chở và bị trục xuất khỏi Tunisia đến Algeria.

Các tổ chức nhân đạo đã chỉ trích Tunisia về cách đối xử với những người di cư cận Sahara. Ảnh: Anadolu/Getty Images
Các tổ chức nhân đạo đã chỉ trích Tunisia về cách đối xử với những người di cư cận Sahara

Những người bị buộc trục xuất cho biết họ đã chứng kiến những đứa trẻ bị đuổi học và lạm dụng tồi tệ nhất. Benjamin -người đã đi bộ từ Algeria trở về Al Amra sau khi bị trục xuất sang biên giới, cho biết: “Tôi nhìn thấy một cậu bé trên xe buýt. Em ấy là người Guinea và nói với tôi rằng mới 14 tuổi. Cảnh sát đánh chúng tôi bằng dùi cui và dây xích khi chúng tôi xuống xe buýt ở biên giới Algeria, nhưng họ đã bắt được cậu bé và tra tấn cậu. Khi chúng tôi ở sa mạc Algeria, tôi không gặp lại cậu bé ấy nữa” - Benjamin kể.

Ở Tunisia, John cho biết trẻ em có xu hướng đi ăn xin nhiều hơn vì chúng ít có khả năng bị bắt giữ hơn người lớn. “Con trai tôi phàn nàn rằng một số người dân địa phương chạm vào nó một cách không thích hợp. Nó kể những người đàn ông Tunisia chạm vào mông và nó sợ hãi vì việc đó, nhưng chúng tôi có thể làm gì? Chúng tôi không thể khiếu nại với cảnh sát nên tôi bảo con trai tôi đi ăn xin ở một nơi khác” - John nói.

Một số người đã đi bộ từ Algeria qua sa mạc Tunisia để đến Sfax. Ảnh: Stefanos Paikos
Một số người đã đi bộ từ Algeria qua sa mạc Tunisia

Chị Fatmata (23 tuổi), cũng sống ở Al Amra, cho biết phụ nữ và trẻ em gái đã bị quấy rối tình dục: “Bạn đi ăn xin để có tiền sống sót và họ lợi dụng bạn để yêu cầu quan hệ tình dục. Một số cô gái làm việc đó để kiếm thức ăn".

Đối với Adam và em trai, chỉ có lòng tốt của một người xa lạ mới giúp họ đến được Tunisia sau khi bị chia cắt khỏi cha mình. Sau khi tiếp tục hành trình đến Libya, Adam đã làm lao động phổ thông.

 “Tôi đã ở cùng một người đàn ông Ả Rập ở Libya và anh ấy đã chăm sóc chúng tôi. Tôi rất biết ơn người đàn ông đó. Anh ấy đã giúp tôi một số tiền nhỏ để tôi và em trai tôi có thể đến được đây” - em nói.

Adam, giống như mọi người khác ở Al Amra, vẫn hy vọng có thể vượt biển đến Ý. Theo báo cáo, hơn 11.600 trẻ em không có người đi kèm đã vượt biển Địa Trung Hải từ giữa tháng 1 -9/2023 tăng 60% so với năm 2022. Ít nhất 289 trẻ em trong số đó được cho là đã chết hoặc mất tích.

Hiện tại, em trai của Adam đang chăm sóc em vì em bị bệnh do là việc quá sức, không ăn uống đầy đủ. “Tôi cảm thấy không khỏe. Vì thế em trai tôi phải ra ngoài xin tiền để mua thức ăn” - anh nói.

Theo phụ nữ TPHCM