leftcenterrightdel
 Xếp hạng các nền kinh tế theo GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người tăng

Theo Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người trên thế giới đã tăng gấp đôi trong thế kỷ này, từ 8.000 USD năm 2000 lên 21.000 USD vào năm 2021, được điều chỉnh theo lạm phát và chi phí sinh hoạt. GDP bình quân đầu người tăng ở tất cả các châu lục. Luxembourg, Ireland và Na Uy dẫn đầu xếp hạng toàn cầu với GDP bình quân đầu người trên 100.000 USD năm 2023.

Trong khi đó, nạn trốn thuế giảm rất nhiều nhờ hệ thống trao đổi thông tin ngân hàng. Năm 2013, tài sản ẩn trị giá 10% GDP toàn cầu, hầu hết nằm trong tay người giàu. Nhưng 10 năm qua, con số đó đã giảm xuống còn 3%.

Tỷ lệ phụ nữ cao hơn trong quốc hội

Theo Nghị viện toàn cầu, phụ nữ chiếm tỷ lệ 27% trong quốc hội các nước, gấp đôi so với năm 1990. Phụ nữ nắm giữ ít nhất 30% số ghế tại quốc hội của 64 quốc gia. Dẫn đầu là Rwanda, nơi phụ nữ nắm giữ hơn 60% số ghế quốc hội. Tiếp đến là Cuba (56%) và Nicaragua (52%).

leftcenterrightdel
 Phụ nữ trong quốc hội Rwanda

Sinh viên đại học tăng

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, sinh viên đại học tăng gấp đôi sau 20 năm. Khoảng 39% nam và 45% nữ ghi danh vào bậc giáo dục đại học.

leftcenterrightdel
 Sinh viên tốt nghiệp

Cuộc đua chinh phục vũ trụ

Hiện 77 quốc gia có cơ quan vũ trụ và 16 quốc gia có thể phóng tàu vũ trụ vào không gian. Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh thành công tàu thám hiểm Chandrayaan-3 lên cực Nam của Mặt Trăng hồi tháng 8/2023.

leftcenterrightdel
 Sứ mệnh Artemis-2 đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào tháng 11/2024

Tháng 11/2024, sứ mệnh Artemis II của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) kéo dài 10 ngày sẽ thử nghiệm hệ thống phóng tên lửa trong không gian. Artemis 2 sẽ đi qua và cách phần tối của Mặt trăng 10.300 km trước khi quay lại. Đây sẽ là cuộc hành trình xa nhất mà con người từng thực hiện, với khoảng cách 370.000 km so với Trái đất. Nữ phi hành gia Christina Koch (44 tuổi) sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên bay lên Mặt Trăng.

Trí tuệ nhân tạo phát triển

Trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục sáng tạo với những tiến bộ đáng kinh ngạc của ChatGPT. Năm 2024, AI mở ra một kỷ nguyên mới cho sự sáng tạo và thịnh vượng của con người, làm cơ sở cho những đột phá khoa học trên nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, du hành vũ trụ và bảo tồn sinh thái…

leftcenterrightdel
Trí tuệ nhân tạo 

Tuy nhiên, cần có khung pháp lý nhằm cân bằng giữa việc phát triển AI với những lo ngại về tác động của công nghệ đối với người dùng, thông tin sai lệch, bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư và kiểm duyệt nội dung. Hơn 30 quốc gia đã thông qua luật về AI và hàng chục quốc gia khác đang tranh luận về các quy định đối với AI trong năm tới.

Y tế cải thiện

Theo Liên hợp quốc (LHQ), sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Covid-19, tuổi thọ toàn cầu tăng trở lại: Hiện tuổi thọ của con người là 73 tuổi, tăng tới 12 năm so với 1980.

Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm rất nhiều. Cuối năm 1950, cứ 4 trẻ em thì có một trẻ chết trước khi trưởng thành. Ngày nay, 96% trẻ sơ sinh trên thế giới lớn lên khỏe mạnh và thông minh. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm 13% sau khi tiêm vaccine sốt rét.

leftcenterrightdel
Trẻ em khỏe mạnh hơn 

Tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer và các bệnh tương tự đã giảm 30% sau 15 năm. Và theo Chương trình phối hợp của LHQ về HIV và AIDS (UNAIDS), thuốc HIV đã ngăn ngừa 21 triệu ca tử vong kể từ năm 1996. Số ca tử vong đã giảm 1/3.

Năng lượng tái tạo phát triển

leftcenterrightdel
Năng lượng tái tạo 

Năng lượng tái tạo đang là xu hướng chủ yếu và mạnh mẽ trong tiến trình phát triển năng lượng nói riêng và phát triển bền vững nói chung của các quốc gia hiện nay. Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), tổng đầu tư toàn cầu cho chuyển đổi năng lượng đã tăng từ 250 tỷ USD năm 2010 lên 500 tỷ USD năm 2020 và đặc biệt là tới 755 tỷ USD năm 2021. Nửa đầu năm 2022 đã có 226 tỷ USD đầu tư cho năng lượng tái tạo.

Trong khuôn khổ Hội nghị COP28, gần 120 quốc gia đã tán thành thông qua mục tiêu tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả năng lượng toàn cầu (từ khoảng 2% lên con số hàng năm là 4%) vào năm 2030. Mục tiêu trên đồng nghĩa với việc thế giới cần đạt được 11.000 GW năng lượng tái tạo vào năm 2030, 7.800 GW trong 7 năm tới. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ chiếm phần lớn, tăng lần lượt 5 lần và 4 lần so với năm 2022, tương ứng 4.000 GW và 2.600 GW.

Việc tăng gấp 3 nguồn năng lượng sạch như gió và mặt trời, đồng thời tăng gấp đôi mức tiết kiệm năng lượng sẽ giúp cắt giảm 85% mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch cần thiết trong thập kỷ này để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu toàn cầu.

Chile là quốc gia khai thác được nhiều năng lượng nhất từ mặt trời. Tiếp theo là Úc, Israel, Hy Lạp và Tây Ban Nha.

Theo thoidai