Chị Đặng Thị Hương, nhà sáng lập của dự án xã hội phi lợi nhuận HopeBox
Chị Đặng Thị Hương, nhà sáng lập của dự án xã hội phi lợi nhuận HopeBox. Nghỉ học từ năm lớp 7, Hương từng là trẻ em đường phố. Được sự hỗ trợ của KOTO, một doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận giúp đỡ trẻ em đường phố và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Hương đã được đi học tại Úc. Nỗ lực học tập không ngừng, cô đã trở thành 1 trong 10 delegate tham gia Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Việt Úc (năm 2017 tại Sydney); 1 trong hơn 30 người trẻ toàn cầu cho chương trình MIT Global Entrepreneurship Bootcamp; là một trong những gương mặt đại diện của Global Champions 2018. |
Từng chứng kiến nhiều phụ nữ xung quanh bị chính người thân bạo hành, cô gái sinh năm 1986 Đặng Hương đã tự nhủ phải làm điều gì đó để tiếp thêm sức mạnh, giúp các nạn nhân thoát khỏi tình trạng của mình. HopeBox - chiếc hộp hy vọng đã ra đời sau khi cô gặp những người bạn có chung mối quan tâm.
Đến với HopeBox, những phụ nữ không may bị bạo lực gia đình được hướng dẫn kỹ năng nấu ăn. Họ trở thành đầu bếp tự làm cơm trưa, làm bánh, hộp quà tặng bán cho khách hàng; trở thành làm quản lý, kế toán… tùy theo khả năng của từng người.
Cứ như vậy, những chị em tại HopeBox nương tựa vào nhau. Nhờ chiếc hộp hi vọng do chị Đặng Hương gây dựng, họ bước ra khỏi cuộc sống không lối thoát, có thu nhập để lo cho bản thân, cho con cái học hành.
Cứ 3 phụ nữ thì 1 người bị bạo hành. Nạn nhân của bạo lực gia đình thường có thu nhập thấp hơn 35% so với những phụ nữ khác. |
Chuyển hướng trong mùa dịch Covid-19
Dịch Covid-19 bùng phát, mang đến nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. HopeBox cũng không phải là ngoại lệ.
Người sáng lập dự án HopeBox, chị Đặng Hương, chia sẻ cùng báo PNVN: Dịch bệnh đã làm khoảng 90% kế hoạch của HopeBox bị thay đổi. Các kế hoạch cô và đội ngũ của mình đặt ra cho năm 2020 đều phải dừng lại hết vì đó là những dự án liên quan tới khách du lịch, sự kiện và nhà hàng.
Chiếc hộp hy vọng là điểm tựa cho các chị em là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Trước đây HopeBox có công ty đặt đồ ăn trưa, đặt bánh và nước cho sự kiện, các đoàn khách từ nước ngoài về tham gia vào mô hình học/trải nghiệm về doanh nghiệp xã hội. Đây là nguồn thu chính của HopeBox thì khi dịch xảy ra, toàn bộ các dịch vụ đó bị dừng lại hết dẫn tới doanh thu không có và thiệt hại nặng về kinh tế.
Luôn xoay xở, tìm phương án để HopeBox vượt qua được giai đoạn khó khăn này, Đặng Hương đã chuyển chuyển sang cung cấp các sản phẩm để mọi người có thể nấu ăn tại nhà và ký gửi tại các cửa hàng thực phẩm.
Nước sốt spaghetti, khô gà lá chanh là sản phẩm chính của HopeBox trong mùa dịch Covid-19
Thay vì bán các suất cơm văn phòng, nhân viên tại HopeBox dành thời gian, công sức để sản xuất bánh ngọt, bánh quy, khô gà lá chanh và nước sốt spaghetti để phục vụ khách hàng nấu ăn tại nhà.
Hộp quà tặng dễ thương được ra mắt trong những ngày Covid-19 bùng phát
Đặc biệt, những món bánh quy được làm theo chủ đề và hộp quà tặng được chị em phát triển để phục vụ nhu cầu biếu, tặng của khách hàng trong mùa dịch.
Chưa khi nào ngừng hy vọng
Khi doanh thu không có đều mà vẫn phải duy trì mọi hoạt động thì cũng khá thách thức của HopeBox. Những sản phẩm mới và cũ của HopeBox như bánh quy, khô gà vẫn được bán. Tuy nhiên, trong mùa dịch, người dân ở nhà nhiều, có thời gian nên mọi người có thể tự làm những món đó. Đồng thời, đây là sản phẩm đang được nhiều người bán hàng online cung cấp, nên thị trường cạnh tranh. Mặt khác, khách hàng cũng có nhiều người bị ảnh hưởng của dịch, nên hạn chế chi tiêu cho các đồ không cần thiết.
Từ nhiều tháng nay, Hương phải bù lỗ để chị em vẫn giữ được thu nhập ổn định. Dù dịch bệnh có diễn biến phức tạp, nhưng mình chưa khi nào có ý định để nhân viên của HopeBox nghỉ việc. Họ là những phụ nữ bị bạo lực gia đình, nếu bị thất nghiệp, họ sẽ phải về lại môi trường bạo lực và nguy cơ bị bạo hành sẽ rất cao. Đặng Thị Hương, nhà sáng lập của dự án xã hội phi lợi nhuận HopeBox. |
Những lý do này mang đến khó khăn cho HopeBox khi bán hàng. Tuy nhiên HopeBox vẫn rất tích cực để dành thời gian thử các sản phẩm mới, học hỏi nhiều hơn và hi vọng sau dịch thì mọi thứ sẽ trở lại bình thường".
Để cùng chị em nhà HopeBox vượt qua trong mùa dịch bệnh, Đặng Hương mong rằng người Việt sẽ sử dụng hàng Việt Nam nhiều hơn. Đặc biệt, với sản phẩm của các doanh nghiệp xã hội đảm bảo chất lượng, rất cần được cộng đồng người Việt biết tới và tin dùng để doanh nghiệp có thể phát triển và đi qua mùa dịch.
Nếu muốn chia sẻ những khó khăn cùng những người phụ nữ bị bạo lực đang làm việc tại Chiếc hộp hy vọng, bạn có thể mua sản phẩm họ làm ra như các loại bánh, khô gà, nước sốt mì… tại địa chỉ: HopeBox, số 5C/7, ngõ 264 Âu Cơ, Q.Tây Hồ, Hà Nội, https://www.facebook.com/hopeboxvn/ hoặc www.hopeboxvn.com
Trần Lê