Theo Tổ chức phá thai không biên giới (AWB), một tổ chức giúp phụ nữ tiếp cận các dịch vụ phá thai an toàn, hơn 1.000 phụ nữ Ba Lan đã tìm cách phá thai ở tháng thứ 4 -6 của thai kỳ tại các phòng khám nước ngoài.

Trong năm qua, ít nhất 460 phụ nữ Ba Lan muốn phá thai đã đến Anh, trong khi tổ chức cũng giúp đỡ hàng ngàn phụ nữ khác đi du lịch đến Bỉ, Đức, Tây Ban Nha và Cộng hòa Séc để được phá thai hợp pháp.

Phụ nữ Ba Lan phản đối luật cấm pha sthai mới của chính phủ.
Phụ nữ Ba Lan phản đối luật cấm phá thai nghiêm ngặt của chính phủ

AWB cho biết dữ liệu của họ chỉ là một con số thống kê nhanh về số lượng phụ nữ Ba Lan tìm cách phá thai trong năm qua. Bởi tổ chức phi chính phủ cho biết trước khi Ba Lan áp dụng lệnh cấm phá thai nghiêm ngặt mới thì cũng đã có tới hàng trăm ngàn phụ nữ quốc gia này tìm cách phá thai bất hợp pháp mỗi năm.

Vào ngày 22/10/2020, tòa án hiến pháp của Ba Lan đã đưa ra quyết định việc phá thai sẽ chỉ được phép áp dụng trong các trường hợp bị cưỡng hiếp, loạn luân hoặc khi tính mạng của người phụ nữ bị đe dọa nghiêm trọng. Luật chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2021.

Phán quyết đó đã đẫn đến một làn sóng phản đối gay gắt trên toàn quốc, với hàng trăm ngàn phụ nữ và trẻ em gái mặc đồ đen xuống đường để tham gia các cuộc biểu tình. Đỉnh điểm vào ngày 28/1, hơn 400.000 người đã tụ tập phản đối tại các thành phố lớn ở Ba Lan.

Urszula Grycuk, điều phối viên vận động quốc tế tại Liên đoàn Phụ nữ và Kế hoạch hóa gia đình (Federa) ở Ba Lan, cho biết: “Phán quyết của tòa án hiến pháp đang gây ra tác hại khôn lường - đặc biệt là đối với những người nghèo, sống ở vùng nông thôn hoặc bị thiệt thòi".

Theo phunuonline.com.vn