“Chúng ta không thể chấp nhận để cho nhiều phụ nữ trẻ không thể tự bảo vệ mình và tránh thai theo ý muốn chỉ vì điều đó quá tốn kém đối với họ. Chính phủ đã nhận thấy xu hướng ngày càng có ít phụ nữ trẻ sử dụng các biện pháp tránh thai”, ông Olivier Véran - Bộ trưởng Y tế Pháp - phát biểu trên kênh truyền France 2.
|
Pháp sẽ dành khoảng 21 triệu euro để cung cấp miễn phí và tư vấn các biện pháp tránh thai cho phụ nữ dưới 25 tuổi |
Chính phủ Pháp cho biết sẽ dành khoảng 21 triệu euro (tương đương khoảng 25 triệu USD) để cung cấp miễn phí và tư vấn sử dụng các biện pháp tránh thai cho phụ nữ trẻ dưới 25 tuổi ở nước này. Ông Véran cho biết, sở dĩ chính phủ chọn hỗ trợ cho đối tượng này “vì phụ nữ trên 25 tuổi được xem là những người đã tương đối ổn định về đời sống kinh tế, đời sống xã hội, có thu nhập và khá độc lập”.
Theo giới quan sát, động thái nói trên của Pháp đang đi ngược lại với những gì đang gây ra nhiều tranh luận ở một số quốc gia khác trên thế giới về vấn đề quyền sinh sản của phụ nữ trong thời gian gần đây.
Tại Mỹ, lệnh cấm gần như hoàn toàn đối với việc phá thai ở bang Texas, có hiệu lực vào tuần trước, đã làm cho bang này trở thành một trong những nơi khắc nghiệt nhất đối với phụ nữ trong việc lựa chọn sinh con.
Chính phủ Ba Lan cũng đã thực hiện lệnh cấm đối với hầu hết tất cả các trường hợp phá thai vào tháng Giêng năm nay, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình sau đó.
Tại Mexico, hôm 7/9, Tòa án tối cao đã quyết định không xem việc phá thai là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, phán quyết này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên tất cả các bang.
Quyết định nói trên của chính phủ Pháp đã được nhiều phòng khám kế hoạch hóa gia đình và phụ nữ ở Pháp ủng hộ. Một số người cho biết hy vọng chính phủ sẽ mở rộng đối tượng được hỗ trợ.
“Chúng tôi mong muốn có biện pháp tránh thai miễn phí cho tất cả mọi người”, bà Marianne Niosi - Giám đốc Liên đoàn Kế hoạch hóa gia đình quốc gia Pháp - bày tỏ và cho biết tổ chức này và một số nhóm khác cũng đang kêu gọi việc triển khai một chiến dịch giáo dục về tình dục và các biện pháp tránh thai cho giới trẻ ở nước này.
“Những người trẻ tuổi thường phải đối mặt với những tình huống phức tạp, hoặc do đang là sinh viên nên không có đủ tiền, hoặc do phụ thuộc vào bảo hiểm y tế của cha mẹ, cũng có thể vì đang bị cha mẹ kiểm soát chặt chẽ các hành vi, nên không tự chủ được trong việc chọn lựa các biện pháp tránh thai”, bà Niosi giải thích.
Pháp nhập quốc tịch cho 12.000 nhân viên tuyến trên phục vụ phòng chống dịch COVID-19
Pháp đã cấp quyền công dân cho hơn 12.000 nhân viên tuyến trên, đối tượng phải đối mặt với các rủi ro cao khi tham gia các hoạt động phòng và chữa bệnh COVID-19, theo một kế hoạch cấp quốc tịch nhanh đặc biệt của nước này.
Hơn 12 ngàn nhân viên tuyến đầu chống COVID-19 được nhập tịch ở Pháp Thông thường, người nước ngoài đã cư trú dài hạn tại Pháp đủ 5 năm mới được nộp đơn xin nhập quốc tịch, và phải mất đến 2 năm sau mới được xem xét.
“Những người làm công tác y tế tuyến trên đã hy sinh bản thân, chấp nhận rủi ro vì lợi ích của quốc gia Pháp, vì vậy việc ghi nhận sự đóng góp của họ là điều nên làm”, Bộ trưởng Quốc tịch Pháp - Marlène Schiappa - chia sẻ.
“Nước Pháp đã vượt qua đại dịch nhờ đội ngũ này. Tôi xin chúc mừng họ đã có quốc tịch Pháp và trở thành những người đồng hương mới của chúng tôi, và tôi cũng xin thay mặt cho đất nước cảm ơn họ”, bà Schiappa nói thêm.
Vào tháng 9/2020, Bộ Nội vụ Pháp đã mời những người nước ngoài đang sinh sống tại Pháp và có “đóng góp tích cực” trong các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 ở nước này nhanh chóng nộp đơn xin nhập tịch. Đến ngày 8/9, đã có 16.381 đơn được nộp đơn và 12.012 đơn được chấp thuận, bà Schiappa cho biết. Trong số này, có nhiều chuyên gia y tế, nhân viên an ninh, nhân viên vệ sinh và người giúp việc nhà.
|
Theo phunuonline.com.vn