Một người đàn ông mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang và mang kính chống giọt bắn đứng bên quan tài giả. Ngay dưới quan tài là tấm bảng hiển thị số liệu thống kê ca tử vong và ca nhiễm mới nhất của quận.

"Có thể hành động của lãnh đạo là hơi cực đoan nhưng đây là cách chúng tôi hy vọng sẽ nâng cao nhận thức cho người dân", Djaharuddin - Chủ tịch quận Mampang Prapatan cho biết.

Chiếc quan tài trưng bày tại đường phố thủ đô của Indonesia. Ảnh: Reuters.

 

Indonesia là vùng dịch lớn thứ hai khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Philippines. Dù vậy, quốc gia này lại là vùng dịch chết chóc nhất, với hơn 6.346 ca tử vong và hơn 144.945 ca nhiễm.

Các trường học vẫn đóng cửa ở Jakarta. Nhà hàng và các phương tiện công cộng hoạt động hạn chế, như một phần của việc nới lỏng các biện pháp ngăn chặn dịch kể từ tháng 6. Các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng trên toàn quốc, nhưng không phải lúc nào cũng được chú trọng.

"Các ca nhiễm tăng lên từng ngày nhưng mọi người vẫn phớt lờ các quy định y tế về chăm sóc sức khỏe... Việc đặt quan tài giúp người dân cảnh giác tình hình để có thể thay đổi hành vi", Djaharuddin nói.

Phía sau quan tài giả được dựng.

 

Trước đó, ngôi làng Tuk Songo trên đảo Java từng sử dụng một cách tiếp cận tương tự khi triển khai một dàn "pocong" (thây ma) để ngồi canh cổng nhằm ngăn mọi người ra khỏi nhà vào ban đêm. Một quận khác ở đảo Java, Sragen, quyết răn đe người vi phạm quy tắc kiểm dịch bằng cách nhốt người vi phạm giãn cách vào ngôi nhà ma ám.

Theo Ione