Người đứng đầu quận Cerme, Suyono, cho biết: "Hiện chỉ có ba thợ đào huyệt túc trực, bởi vậy tôi nghĩ có thể đưa những người vi phạm đến làm việc với họ. Đây được coi là hình phạt cho việc không tuân thủ quy định chống Covid-19.
"Tôi hy vọng điều này giúp ngăn chặn những người vi phạm luật", ông nói với tờ Tribun News.
Số ca nhiễm nCoV vẫn đang tiếp tục tăng lên ở Cerme khiến giới chức phải tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn. Ngoài ra, những người dân vi phạm luật sẽ phải nộp phạt hoặc làm việc công ích.
Nghĩa trang chôn cất nạn nhân Covid-19 tại Indonesia. Ảnh: AFP.
Indonesia là vùng dịch lớn thứ hai khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Philippines, với 221.523 ca nhiễm và 8.841 ca tử vong. Quốc gia này trở thành vùng dịch chết chóc nhất Đông Nam Á, song nhiều chuyên gia cho rằng số người chết thực tế còn cao hơn nhiều do xét nghiệm hạn chế.
Nadi bin Eji - người làm việc tại một trong hai nghĩa trang dành riêng chôn cất nạn nhân Covid-19 ở Jakarta - cho biết, 2.600 lần đào mộ diễn ra tại 8 khu đất mới kể từ khi đại dịch gõ cửa nước này. "Chỉ trong tuần trước, chúng tôi đã chôn cất 201 người".
Nadi làm việc không ngừng nghỉ từ 7 giờ sáng đến tận nửa đêm trong tuần qua. Anh nói cảm thấy "lo lắng" cho những người thân cận bởi có thể lây lan Covid-19 trong cộng đồng.
Những người đào mộ/huyệt làm việc không ngừng nghỉ thời Covid-19.
Hồi tháng 8, dòng chữ "nạn nhân Covid-19" được sơn trên quan tài, rồi đặt ngoài đường tại quận Mampang Prapatan của Jakarta - tâm chấn Covid-19 ở Indonesia. Một quận khác ở đảo Java, Sragen, quyết răn đe người vi phạm quy tắc kiểm dịch bằng cách nhốt người vi phạm giãn cách vào ngôi nhà ma ám. Một hình phạt nằm trong quan tài suy ngẫm trong 5 phút đã bị gỡ bỏ ở quận Pasar Rebo, Đông Jakarta hồi đầu tháng 9.
Theo Ione