|
|
Một tòa nhà bị hư hại trong khu vực ngập lụt do mưa lớn ở Prevalje (Slovenia) ngày 6/8/2023 |
Nghiên cứu cho thấy rằng, cháy rừng, sóng nhiệt, hạn hán và các hiện tượng cực đoan khác do biến đổi khí hậu đã gây ra thiệt hại trung bình hơn 100 tỷ USD mỗi năm từ năm 2000 đến năm 2019.
Các nhà khoa học đã viết: “Chúng tôi thấy rằng chi phí của các hiện tượng cực đoan trị giá 143 tỷ USD mỗi năm là do biến đổi khí hậu. Phần lớn (63%) trong số này là do thiệt hại nhân mạng”. Phần còn lại bắt nguồn từ thiệt hại tài sản.
Nghiên cứu cho biết những năm có mức thiệt hại cao nhất là năm 2008, tiếp theo là năm 2003 và sau đó là năm 2010 - tất cả đều do các sự kiện có tỷ lệ tử vong cao. Theo Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, bão nhiệt đới Nargis đã tấn công Myanmar vào năm 2008, cướp đi sinh mạng của hơn 80.000 người. Năm 2003 chứng kiến một đợt nắng nóng nghiêm trọng khắp lục địa châu Âu khiến 70.000 người thiệt mạng. Năm 2010, xảy ra đợt nắng nóng ở Nga và hạn hán ở Somalia.
Cuộc chiến kéo dài của thế giới với các hiện tượng thời tiết cực đoan là một cuộc chiến ngày càng khó giải quyết hơn, đặc biệt khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng cao và thiên tai ngày càng gia tăng.
Thế giới vừa ghi nhận mùa hè nóng nhất trong lịch sử với mức chênh lệch đáng kể, đưa năm 2023 trở thành năm nóng kỷ lục. Trong mùa hè, Bắc bán cầu tràn ngập các hiện tượng thời tiết cực đoan với các đợt nắng nóng lặp đi lặp lại gây ra các vụ cháy rừng tàn khốc. Các quốc gia trên khắp châu Âu phải vật lộn với hậu quả của nhiệt độ tăng cao và lũ lụt tàn khốc. Vào tháng 8, Mỹ đã phải đối mặt với một số vụ cháy rừng kinh hoàng nhất trong lịch sử hiện đại ở Maui, Hawaii.
|
|
Các thành viên trong nhóm tìm kiếm và phục hồi kiểm tra các tòa nhà và ô tô cháy đen sau vụ cháy rừng Maui ở Lahaina (Hawaii, Mỹ) ngày 18/8/2023 |
Lần đầu tiên sau 4 năm, kiểu thời tiết El Nino vẫn diễn ra khi bước vào mùa đông. Điều này có nghĩa là nhiều nơi trên thế giới như phía Bắc Alaska và Bờ Vịnh có thể sẽ trải qua một mùa đông ấm hơn bình thường.
Ước tính thiệt hại được tính toán bằng cách kết hợp dữ liệu kinh tế về những tổn thất cùng với mức độ nóng lên toàn cầu đã làm trầm trọng thêm các hiện tượng thời tiết. Tuy nhiên, nghiên cứu lưu ý, chi phí thực về biến đổi khí hậu vẫn bị đánh giá thấp do khó đo lường tổn thất gián tiếp. Các ví dụ được trích dẫn bao gồm tổn thất do đợt nắng nóng, tác động đến sức khỏe tâm thần của người dân hoặc mất khả năng tiếp cận việc giáo dục cũng như gây tổn hại về công việc. Thiếu dữ liệu từ các quốc gia có thu nhập thấp cũng có thể làm tăng thêm việc đánh giá thấp chi phí thực tế.
Nghiên cứu cũng xác định giá trị tổn thất trên mỗi người tử vong là 7,08 triệu USD, gần bằng ước tính mà Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ đưa ra.
Họ kêu gọi tăng cường các chính sách thích ứng để giảm thiểu những chi phí do biến đổi khí hậu gây ra, chẳng hạn như xây dựng hệ thống phòng chống lũ lụt hoặc cải thiện hệ thống tín hiệu cảnh báo sớm trước các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Các tổ chức khác cũng đã cố gắng định lượng thiệt hại do thảm họa khí hậu. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ước tính, từ năm 1970 đến năm 2021, đã có gần 12.000 thảm họa khí hậu được báo cáo khiến 2 triệu người tử vong và thiệt hại kinh tế
Trong hiệp định khí hậu Paris năm 2015, các chính phủ đã đồng ý hạn chế mức độ nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, so với thời kỳ tiền công nghiệp và theo đuổi các nỗ lực nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ lên 1,5 độ C. Nhưng đó dường như là một mục tiêu khó với tới.
WMO dự báo: “Khả năng nhiệt độ gần bề mặt toàn cầu trung bình hàng năm tạm thời vượt quá 1,5 độC so với mức tiền công nghiệp trong ít nhất 1 trong 5 năm tới. Xác suất này là 66% và đang tăng lên theo thời gian”.
Theo thoidai