Hình ảnh cắt từ film ngắn “Vòng lặp”
Khi im lặng “đồng lõa” với đòn roi đội lốt người yêu thương
Nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì sao ở thời đại này lại còn những người thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với phụ nữ thế kia. Và họ sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng cứ 3 phụ nữ sẽ có 2 người (gần 63%) gặp phải ít nhất một lần bị bạo hành về mặt thể xác lẫn tinh thần - theo Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo hành đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019.
Vậy vì sao những người phụ nữ vẫn có thể tiếp tục lầm lũi kiếp sống ấy? Lý do là vì con, vì sợ không biết trông cậy vào ai, vì sợ xã hội phán xét. Với cả ở tuổi này bỏ chồng, liệu xã hội có dễ dàng chấp nhận người phụ nữ từng một lần lầm lỡ?
Chưa kể, những lời nói gây thương tổn như “phải làm gì thì mới bị đánh”, “không có lửa làm sao có khói” hay “chuyện vợ chồng đóng cửa bảo nhau” khiến nạn nhân đường cùng đành chọn im lặng. Theo báo cáo trên, có đến một nửa phụ nữ bị bạo hành chưa bao giờ kể với bất kỳ ai. 90,4% bị bạo hành thể xác/ tình dục do chồng/ bạn tình gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền. Chính sự bất bình đẳng giới vẫn còn tồn động trong xã hội ấy vô tình chúng) trở thành rào cản khiến họ cố nén đau thương, để bản thân tiếp tục cam chịu những ngày mà nỗi đau dường như chỉ chờ đến lượt.
Vòng lặp bạo hành và tương lai đã được… dự báo
Những tưởng vấn nạn bạo hành trong gia đình đã đủ gây ra nhiều hệ luỵ ở hiện tại. Chính trong những phát hiện của báo cáo đã cho thấy bạo hành là hành vi có tiếp thu. Trên thực tế, nhiều người chồng vũ phu cũng từng là nạn nhân của bạo hành khi còn nhỏ hoặc chứng kiến mẹ hứng chịu những trận lôi đình từ chính cha mình. |
Đáng buồn là có đến 61,4% những đứa trẻ (5-12 tuổi) từng phải chứng kiến nạn bạo hành diễn ra ngay trong chính ngôi nhà của mình. Và nguy cơ cao là các em sẽ đối mặt với các vấn đề về hành vi trong giai đoạn trưởng thành. Những vết sẹo về mặt cảm xúc từ thuở ấu thơ có thể dẫn đến sang chấn tâm lý (PTSD) chẳng thua gì một người lính trở về từ chiến tranh. Sớm biết những điều này, liệu các bà mẹ còn tiếp tục chọn cách sống “vì con”?
Hình ảnh cắt từ film ngắn “Vòng lặp”
Bởi hơn ai hết, một đứa trẻ được nuôi dạy trong môi trường gia đình lành mạnh là nền tảng giúp chúng phát triển đời sống tinh thần một cách trọn vẹn nhất. Có như vậy, xã hội sẽ bớt đi hình ảnh những em gái lớn lên dễ chấp nhận bạo hành như một phương thức hành xử bình thường, còn các em trai cho rằng "bạo hành là phương thức giao tiếp hiệu quả".
Hy vọng tươi sáng hơn cho tất cả
Trong những năm qua, các tổ chức cũng như chính phủ đã cố gắng tạo nên những thay đổi tích cực. Nhưng câu chuyện bình đẳng giới không thể thành trong một sớm một chiều và càng không thể được gầy dựng bởi những khẩu ngữ vô thưởng vô phạt.
Sự hiện diện của Ngôi nhà yên bình hơn 13 năm qua chính là một niềm hy vọng tươi mới cho công cuộc bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Một nơi mà những nạn nhân có thể dần tháo gỡ những ràng buộc để biết trân trọng chính mình.
Xã hội cần nhiều hơn những bàn tay như vậy để bản thân người bị bạo hành hiểu rằng họ chưa bao giờ đơn độc. Việc được yêu thương chở che là thứ họ xứng đáng thuộc về. Đó cũng là cách mà ENAT vẫn đang từng ngày hiện thực hoá những lý tưởng ấy: không hô hào về bình đẳng giới nhưng luôn song hành cùng người phụ nữ chăm sóc bản thân lẫn san sẻ những giá trị tốt đẹp.
Thông qua chiến dịch hợp tác cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ENAT đã gửi gắm thông điệp trực diện khuyến khích người phụ nữ dám lên tiếng bảo vệ mình và con. Bước đầu học cách trân trọng giá trị của bản thân và tìm kiếm mục đích sống tươi đẹp. Bởi phụ nữ dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng chưa bao giờ là muộn để chọn lựa một cuộc đời tròn vàng đúng nghĩa. - Kết quả chiến dịch đã tạo được mối quan tâm nhất định trong cộng đồng khi thu hút gần 4 triệu lượt xem tự nhiên. - Nội dung đã khơi dậy 10 ngàn lượt chia sẻ, trong đó có hàng trăm câu chuyện đời thực được chia sẻ, giãi bày. - Chiến dịch tiếp tục nhân rộng độ ảnh hưởng của mình và duy trì hoạt động đường dây nóng 1900.969.680 cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để hỗ trợ và lắng nghe phụ nữ khi cần. |
Theo thanhnien