leftcenterrightdel
 Đảo Trần Nhạn tạo thành một vòng cung của đất đá và cỏ cây ngay giữa đại dương.

 
Mới đây, tôi may mắn được lãnh đạo huyện Cô Tô cho phép ghé đảo Trần Nhạn để ghi lại vẻ đẹp hoang sơ của hòn đảo này. Từ TP.HCM, tôi bay ra Cát Bi rồi đi xe về cảng Ao Tiên ngủ lại một đêm. Sáng hôm sau, tôi đón chuyến tàu lúc 7g30 để ra đảo chính cách bờ khoảng 45km. Buổi chiều, tôi lại tiếp tục đổi xuồng của lực lượng quân sự để thẳng tiến ra hòn Bồ Cát. Khi đến nơi, trời cũng đã hoàng hôn, sau một đêm lênh đênh trên tàu thì sáng hôm sau tôi chính thức được đặt chân lên Trần Nhạn.

Đây là đảo tiền tiêu nằm gần biên giới, có vai trò quan trọng về mặt an ninh quân sự và chủ quyền trên biển, nên du khách không được đến đây du lịch như các đảo du lịch khác. 

leftcenterrightdel
Mặt phía bắc của đảo là vách núi cao hùng vĩ, cắm thẳng xuống vùng nước sâu. 
leftcenterrightdel
Những vách đá trăm triệu năm tuổi cao đến 100 mét, được hình thành từ những vụ phun trào núi lửa liên tiếp nhau trong quá khứ. 
leftcenterrightdel
Từ nơi cao nhất của đảo, các vách đá giảm dần độ cao theo hai hướng để tạo thành hình cánh cung độc đáo. 

Tôi đi rất nhiều đảo của Việt Nam nhưng Trần Nhạn là một đảo có hình dạng cực kỳ đặc biệt. Mặt phía nam của đảo như một thảo nguyên xanh mướt, không nằm ngang mà cong theo hình cánh cung từ trên cao kéo xuống, ngay bên dưới là bãi cát trắng tuyệt đẹp. Mặt phía bắc lại là một vách đá thẳng đứng kỳ vĩ, độ cao từ 100m rồi giảm dần theo 2 theo hướng đông bắc, tây bắc tạo nên bức tường thành vững chắc.
Đảo Trần Nhạn được hình thành từ khoảng 430 triệu năm trước từ một vụ phun trào núi lửa trên biển. Qua thời gian, các vụ phun trào cứ nối tiếp nhau và bồi nên hòn đảo như hiện tại. Do là một hòn đảo núi lửa, đất đá nơi đây chủ yếu là đá trầm tích hay đá phiến sét, góp phần tạo nên sự đa dạng cho thực vật nơi đây. 

leftcenterrightdel
 Chạy dọc theo vùng thấp nhất của đảo là những thảm cỏ xanh mướt chạy dài.
leftcenterrightdel
 Đá núi lửa giúp thảm thực vật phát triển tươi tối, tạo nên màu xanh đặc trưng của hòn đảo.
leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
Cây phong ba mọc thấp và đứng gần nhau, tạo thành một thảm cây phong ba xanh mướt rất đẹp mắt. 

Thảm thực vật trên đảo Trần Nhạn rất đa dạng chủng loại. Tại đây, tôi bắt gặp những cây phong ba độc đáo, thay vì mọc thành những cây cao thì tại đây phong ba mọc thấp và tạo thành những thảm lớn. Một số loại cây khi gặp gió sẽ lăn tròn trên mặt đất do có gió thổi mạnh trên đảo.
Đảo có tên Trần Nhạn vì vậy chắc chắn nơi đây không thể thiếu chim nhạn. Loài chim này tập trung rất đông ở phía bắc của đảo, chúng làm tổ, tìm kiếm thức ăn, sinh sống thành những đàn rất đông. 

leftcenterrightdel
Những vân đá ma mị là bằng chứng rõ ràng nhất về một thời gian rất dài núi lửa từng hoạt động sôi nổi tại đây. 
leftcenterrightdel
Vì là hòn đảo được hình thành từ quá trình phun trào núi lửa, đá tại Trần Nhạn chủ yếu là đá trầm tích, góp phần tạo nên sự đa dạng cho thực vật nơi đây. 
leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
 Sóng vỗ mạnh vào chân những bức vách đá cao sừng sững.

Trên đảo luôn có lực lượng biên phòng tuần tra bảo vệ, chống xâm nhập suốt ngày đêm. Hiện tại, đảo đã cấm tuyệt đối các hoạt động tham quan du lịch, lưu trú qua đêm.
 

leftcenterrightdel
 Hoàng hôn trên vùng biển gần đảo Trần Nhạn.
leftcenterrightdel
 Thuyền cá của ngư dân gần đảo Trần Nhạn.

Theo dulich.petrotimes