Việc âu yếm người yêu thương vừa thể hiện tình cảm, tăng cường cảm xúc vừa giúp giảm nồng độ hormone căng thẳng và cân bằng nồng độ cholesterol cao trong cơ thể, theo một số nhà nghiên cứu.

Càng gần gũi, các cặp đôi càng dễ nghiện nhau

 

Việc thường xuyên thể hiện tình cảm với người yêu có thể giúp xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền chặt theo thời gian. Ví dụ, hành động ôm hôn người yêu trước khi đi làm mỗi sáng có thể nâng "tuổi thọ" của mối quan hệ thêm 5 năm. Từ thói quen hàng ngày, sự thân mật trong mối quan hệ sẽ khiến hai người "nghiện" nhau và cảm thấy khó chịu nếu một ngày "quên" ôm hôn đối phương.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây ra chứng "nghiện" người yêu này chính là hormone oxytocin - một loại hormone mà não sẽ tự động sản sinh khi bạn thực hiện hành vi âu yếm, ôm ấp và các tương tác gần gũi khác về mặt cơ học. Vì vậy oxytocin còn được gọi là hormone của tình yêu - chúng sẽ đưa bạn đến một trạng thái hạnh phúc tột độ, hình thành sự đồng cảm và gắn kết sâu sắc từ hai phía.

Đơn giản hơn, khi lượng hormone này sản sinh ngày càng nhiều, cơ thể sẽ muốn có nó nhiều hơn, khiến cả hai luôn cảm thấy thiếu thốn, khó chịu nếu không được ở bên nửa kia.

Hormone oxytocin còn giúp giảm khả năng ngoại tình. Loại hormone hạnh phúc được tạo ra trong quá trình gần gũi đối phương có thể tiêu diệt ý nghĩ muốn có các mối quan hệ ngoài luồng. Nghiên cứu này được thực hiện bởi bác sĩ tâm thần Rene Hurlemann. Khi liên tục thực hiện các cử chỉ âu yếm, các cặp đôi sẽ cảm thấy hấp dẫn nhau hơn, luôn muốn ở bên nhau thay vì có ý định ngoại tình. 

Theo Ione