Người mà chỉ cách đây vài tháng ông còn không biết rằng có sự hiện diện trên cuộc đời này…

Nhiều bạn đọc hẳn khó lòng quên được câu chuyện của ông Ton Ogi-Robbins (52 tuổi, người Mỹ) được đăng tải trên báo Thanh Niên cách đây không lâu, khi "cậu bé Babylift" năm nào với sự giúp sức của nhiều người Việt Nam đã bất ngờ tìm được gia đình ở TP.HCM sau hơn nửa thế kỷ xa cách.

Dẫu mẹ đã không còn, nhưng ông Ton đã tìm thấy người em trai cùng mẹ khác cha Cao Thành Luân (37 tuổi, ngụ Q.10) trong những nghẹn ngào khó nói bằng lời…

Hồi hộp không ngủ được

Đúng như lời hẹn, dịp năm mới 2023 này, ông Ton đã tạm rời xa vợ và các con ở TP.Fremont (Alameda, California, Mỹ), lần đầu bay trở lại Việt Nam trong những cảm xúc đan xen khó tả. Trước ngày đoàn tụ, cả hai anh em đều hồi hộp, và cũng có chút háo hức mong chờ. Hẳn, chính bởi những cảm xúc đó đã khiến cho họ cả đêm trằn trọc không ngủ được.

Câu chuyện của ông Ton -

Câu chuyện của ông Ton - "cậu bé Babylift" tìm được mẹ chỉ sau... 2 tiếng đồng hồ tìm kiếm từng khiến nhiều người rơi nước mắt vì xúc động.

GIA ĐÌNH CUNG CẤP

Anh Phúc và anh Luân lục lại những tài liệu về bà Cao Thu Thủy để xác minh các thông tin hồi tháng 10.2022.

Anh Phúc và anh Luân lục lại những tài liệu về bà Cao Thu Thủy để xác minh các thông tin hồi tháng 10.2022.

CAO AN BIÊN

6 giờ 30 phút sáng, chuyến bay của ông Ton hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Anh Luân từ sớm đã có mặt để chờ đợi. Ngay chính thời khắc hai anh em gặp nhau, 50 năm đời người của ông Ton với biết bao trăn trở về nguồn cội bỗng được gói gọn trong cái ôm đầy thương mến, thâm tình.

"Khoảnh khắc đó, tôi cũng không biết phải diễn tả như thế nào. Tới giờ tôi vẫn chưa thể tin là mình đang ở Việt Nam, được trò chuyện trực tiếp với em trai mình, được trở lại quê hương với những mơ hồ, chập chờn trong ký ức hồi còn 5 tuổi khi sống cùng mẹ", người đàn ông Mỹ bày tỏ.

‘Cậu bé Babylift’ người Mỹ về TP.HCM đoàn tụ em trai: 50 năm trọn một cái ôm - Ảnh 3.

2 anh em hạnh phúc trong niềm vui đoàn tụ

CAO AN BIÊN

Tuyệt nhiên, ông Ton không biết tiếng Việt, và anh Luân cũng chẳng biết tiếng Anh. Họ trao đổi với nhau qua ứng dụng dịch thuật, nhưng những khác biệt về ngôn ngữ không phải là rào cản để hai anh em có thể kể cho nhau nghe những câu chuyện suốt mấy chục năm đời người đã trải qua.

Dắt anh trai về căn trọ nhỏ, anh Luân cho ông Ton xem những bức ảnh, những lá thư hay bất cứ điều gì liên quan tới mẹ, được anh giữ gìn cẩn thận suốt nhiều năm qua kể từ hồi bà mất. Những ký ức và câu chuyện về mẹ như một sợi dây vô hình gắn chặt tình cảm của hai em họ dành cho nhau.

Trong bữa ăn tối thân mật, hai anh em gửi lời cảm ơn những người Việt Nam đã hỗ trợ họ làm nên phép màu đặc biệt này

Trong bữa ăn tối thân mật, hai anh em gửi lời cảm ơn những người Việt Nam đã hỗ trợ họ làm nên phép màu đặc biệt này

CAO AN BIÊN

Cùng anh trai ở một khách sạn ngay trung tâm TP.HCM, anh Luân cùng ông Ton đi khám phá, thưởng thức ẩm thực nhiều nơi. Ngày rời Việt Nam sang Mỹ trên một chuyến bay trong chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam (Operation Babylift) năm 1975, ông chỉ là một đứa trẻ con lai 5 tuổi. Ngày về lại cố hương, người đàn ông tóc đã hoa râm nên có phần choáng ngợp và lạ lẫm bởi nhịp sống, thời tiết.

Đám giỗ mẹ và di nguyện cuối cùng

Sở dĩ ông Ton chọn về Việt Nam vào thời điểm này là bởi năm nay, tròn 4 năm ngày giỗ mẹ. Tro cốt của mẹ ông, bà Cao Thu Thủy hiện đang được gửi trong một ngôi chùa ở Q.11 và hai anh em dự định năm nay sẽ làm một ngày giỗ thật đặc biệt cho bà.

"Anh Ton ở Việt Nam 8 ngày, sau khi giỗ mẹ, anh em chúng tôi sẽ về quê Quảng Nam để gửi tro cốt của mẹ xuống biển đúng như di nguyện của mẹ trước lúc mất. Bà muốn cả cuộc đời mình sẽ được tự do…", anh Luân xúc động nói.

Năm nay, ông Ton về giỗ mẹ.

Năm nay, ông Ton về giỗ mẹ.

CAO AN BIÊN

Lần về Việt Nam giúp ông Ton nhớ về tuổi thơ của mình.

Lần về Việt Nam giúp ông Ton nhớ về tuổi thơ của mình.

NVCC

Ngay trong ngày đầu tiên đến Việt Nam, ông Ton và em trai đã có một bữa ăn thân mật cùng với những người Việt Nam đã hết lòng giúp sức ông tìm được mẹ mình. Trong đó, có anh Đỗ Hồng Phúc (27 tuổi), anh chàng kiến trúc sư nổi tiếng trong hành trình tìm kiếm người thân thất lạc tại Việt Nam cho người nước ngoài hoàn toàn miễn phí.

Trong buổi tối đó, mọi người đã kể cho nhau nghe về câu chuyện tìm kiếm người thân của anh Phúc và anh chàng kiến trúc sư cũng không giấu được sự xúc động khi nhận được lời cảm ơn từ ông Ton và anh Thành Luân. Anh nói rằng chính việc chứng kiến những niềm vui đoàn tụ như vậy chính là hạnh phúc, là động lực lớn để anh duy trì công việc của mình suốt nhiều những năm qua.

Ba mẹ ông Ton hồi trẻ.

Ba mẹ ông Ton hồi trẻ.

NVCC

2 anh em hy vọng có thể tìm thấy nhà nhà ngoại ở Quảng Nam.

2 anh em hy vọng có thể tìm thấy nhà ngoại ở Quảng Nam.

GIA ĐÌNH CUNG CẤP

Với ông Ton và anh Thành Luân, năm mới này có lẽ là một năm mới đặc biệt nhất mà họ sẽ không bao giờ quên trong đời, bởi ngày tết không có niềm hạnh phúc nào bằng hạnh phúc đoàn viên, nhất là khi đây là cuộc đoàn viên cách nhau nửa vòng trái đất, cách nhau hơn nửa đời người. Và họ, đã viết tiếp những câu chuyện còn dang dở của cuộc đời mình trong 8 ngày ngắn ngủi mà ông Ton ở Việt Nam…

 Mong tìm thấy gia đình nhà ngoại
Ông Ton cho biết bản thân anh cũng hy vọng có thể tìm thấy được gia đình bên ngoại của mình tại Việt Nam. Theo lời kể của anh Luân, từ năm 16 tuổi mẹ anh đã một mình từ quê ở xã Cẩm Phô, H.Điện Bàn, Quảng Nam vào TP.HCM lập nghiệp. Vì nhiều lý do, bà đã thay tên đổi họ, cũng không còn liên lạc với gia đình cũ. Cũng từ đó, anh Luân không biết thêm về gốc gác của mẹ mình khi các địa chỉ ở quê đã thay đổi.

"Hy vọng rằng nếu người thân có thấy những bức ảnh của mẹ tôi, hãy liên lạc với anh Đỗ Hồng Phúc qua số điện thoại 0569305323. Gia đình tôi vô cùng biết ơn!", anh Luân nói.

Theo Thanh niên