leftcenterrightdel
 Chiều về yên bình

Trùng Khánh là huyện biên giới nằm về phía Đông của tỉnh Cao Bằng. Có lẽ nhắc đến Cao Bằng thì cái tên Trùng Khánh đã trở nên khá quen thuộc với nhiều người yêu thích sự dịch chuyển, bởi ở đấy hội tụ đầy đủ vẻ đẹp từ thiên nhiên đến con người
 
leftcenterrightdel
Nụ cười e thẹn của người dân tộc bản địa khi gặp khách lạ 

Tôi đến Trùng Khánh đã vào độ cuối mùa thu, lúa đã chín vàng óng trên khắp các thửa ruộng dưới thung sâu. Rất nhiều thửa ruộng, người ta vừa gặt xong, tuốt xong và có thửa vẫn đang gặt dang dở. Xen kẽ với các thửa ruộng nặng trĩu hạt vàng là những thửa ruộng xếp đầy những bó rạ được bà con cột gọn xếp thành từng bó đặt đều đặn như nghệ thuật sắp đặt trên mặt ruộng. Cảnh sắc đồng quê ngày mùa đẹp như trong tranh.
leftcenterrightdel
 Người dân tận dụng những con đường nông thôn mới để phơi lúa
 
Theo lời kể của các vị cao niên, nét đặc trưng ở vùng này là canh tác lúa trên ruộng bằng. Bản làng nào cũng đều có một con sông chảy uốn lượn như một dải lụa mềm qua giữa cánh đồng lúa bằng phẳng. Đầu làng có một cây cầu, cuối làng cũng luôn có một cây cầu và rất nhiều những cây cầu tre khác được người dân tự làm bắc qua từng đoạn sông để gánh lúa hay gùi hàng hoá và di chuyển ra đồng mỗi ngày.
leftcenterrightdel
Bà con vùng này vẫn giữ thói quen sử dụng những con la để thồ lúa, phân bón băng qua những cánh đồng thay vì sử dụng xe máy, xe công nông như những nơi khác 
 
Mùa thu, Trùng Khánh luôn có sức hấp dẫn đến kỳ lạ, nhất là khi chúng ta đứng trên đỉnh núi vào những buổi bình minh hay chiều tà, nhìn xuống những ngôi làng bên những cánh đồng lúa vàng, dòng sông nước trong xanh như ngọc bích, cảm nhận ngập tràn trong tôi đó là miền biên ải phía Đông Bắc của Tổ quốc thật diễm lệ, yên bình và vô cùng quyến rũ.
 
leftcenterrightdel
Gánh lúa về. Lúa nếp được bà con cắt phần ngọn, bó túm lại gánh về nhà phơi 

Theo dulich.petrotimes