Trong 2 thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dành vài phút mỗi ngày để tắt màn hình, các thành viên cùng dùng bữa với nhau có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.

Giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh hơn

Một nghiên cứu gần đây trên JAMA Network Open cho thấy, việc dùng bữa với các thành viên trong gia đình có liên quan đến chế độ ăn uống tốt hơn, đặc biệt là ở thanh thiếu niên.

bua com gia dinh Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa. 

Những người trẻ tuổi ăn cùng gia đình có nhiều khả năng tiêu thụ nhiều trái cây, rau quả hơn thức ăn nhanh và đồ uống có đường. Theo nghiên cứu, những phát hiện này được áp dụng trong mọi hoàn cảnh gia đình.

Ngăn ngừa nguy cơ căng thẳng tâm lý

Theo đánh giá năm 2015 của một nhóm các nhà nghiên cứu Canada, thường xuyên dùng bữa tối cùng gia đình có thể ngăn ngừa các vấn đề về rối loạn ăn uống, sử dụng rượu, chất gây nghiện, hành vi bạo lực, trầm cảm và suy nghĩ tự tử ở thanh thiếu niên.

bua com gia dinh Giadinhvietnam (3)

Ảnh minh họa. 

Giảm nguy cơ béo phì

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa cho thấy thanh thiếu niên (đặc biệt là ở thiếu niên da màu) thường xuyên dùng bữa cùng gia đình có xu hướng giảm nguy cơ béo phì và cân nặng trong 10 năm tiếp theo.

Các gia đình nên cố gắng duy trì ít nhất một hoặc hai bữa ăn cùng nhau mỗi tuần để bảo vệ con cái họ khỏi các vấn đề liên quan đến cân nặng trong cuộc sống sau này.

Cải thiện lòng tự trọng của trẻ

Các chuyên gia tại Stanford Children Health, một hệ thống chăm sóc sức khỏe nhi khoa liên kết với Đại học Y Stanford và Đại học Stanford cho biết, cùng ngồi ăn với bố mẹ giúp trẻ em tự tin hơn. Bằng cách khuyến khích con chia sẻ về một ngày của mình, bạn đang truyền đạt rằng bạn coi trọng và tôn trọng chúng là ai. Trẻ em nên được phép chọn chỗ ngồi riêng và được khuyến khích hỗ trợ các công việc như dọn cơm, rửa bát,…

bua com gia dinh Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa. 

Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Một nghiên cứu ở Canada năm 2018 đã quan sát một nhóm trẻ từ khi các em vừa chào đời đến khi bắt đầu nhận thức về cuộc sống. Kết quả cho thấy những em nhỏ có bữa cơm ấm cúng cùng gia đình lúc 6 tuổi sẽ có những biểu hiện tích cực lúc 10 tuổi.

Theo giáo sư Linda Pagani, sự tương tác và thảo luận về các vấn đề xã hội hiện tại trên bàn ăn giúp trẻ giao tiếp tốt hơn.

Giúp trẻ tránh xa những bạo lực 

Nghiên cứu được công bố trên JAMA Pediatrics, dựa trên khảo sát gần 19.000 sinh viên đã tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa đe doạ trực tuyến và lo lắng, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện. Với 1/5 những người trẻ tuổi trải qua một số hình thức đe doạ trực tuyến, đó là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, thanh thiếu niên ăn tối với gia đình (lý tưởng là 4 lần trở lên mỗi tuần) đã báo cáo ít gặp vấn đề hơn khi bị bắt nạt.

Các tác giả nghiên cứu cho biết thường xuyên liên lạc, giao tiếp giúp cha mẹ hướng dẫn con cái nhiều hơn, con cái cũng dễ dàng cởi mở tâm sự với cha mẹ. 

Theo giadinhvietnam