Tự phán xét bản thân và người khác
Phán xét bản thân là một con đường trực tiếp dẫn đến bất hạnh. Tiến sĩ Roland Alexander cho rằng khi chúng ta phán xét tiêu cực về bản thân, nó ngăn chúng ta khai phá tiềm năng của mình. Hãy ngừng tập trung vào điểm yếu, chỉ cần phát huy những thế mạnh của bản thân.
Thoạt nghe có vẻ như đánh giá người khác và cuộc sống hạnh phúc không liên quan đế nhau nhưng sự thật, phán xét phản ánh thế giới nội tâm của bạn.
Phán xét bản thân và người khác sẽ không khiến bạn hạnh phúc hơn (Ảnh minh họa)
Cảm giác tội lỗi, hối tiếc về quá khứ
Tất cả chúng ta đều từng mắc sai lầm nhưng đừng để những sai lầm này mắc kẹt trong đầu và ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Điều duy nhất bạn có thể làm là học hỏi từ những sai lầm này và trở thành một người tốt hơn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã khiến ai đó cảm thấy tồi tệ, hãy xin lỗi và tiếp tục. Đừng để cảm giác tội lỗi và hối tiếc về quá khứ phá hủy hạnh phúc của bạn.
Tính đố kỵ
Ghen tị với thành công hay hạnh phúc của ai đó khiến cuộc sống của bạn trở nên tồi tệ hơn. Đừng so sánh bản thân với bất kỳ ai, vì cuộc sống, hoàn cảnh và môi trường của mỗi người không giống nhau. Người duy nhất bạn nên so sánh là bản thân mình trong quá khứ. Hãy nhớ rằng nếu cuộc sống của ai đó hoàn hảo không có nghĩa là nó thực sự hoàn hảo. Hãy mừng cho hạnh phúc và thành công của người khác, tìm cảm hứng trong những câu chuyện của họ để học hỏi.
Kiểm soát người khác
Một điều bạn cần phải buông bỏ để được hạnh phúc là kiểm soát người khác. Trở thành một kẻ thích kiểm soát có thể phá hủy mọi mối quan hệ của bạn. Thay vì kiểm soát, hãy trao niềm tin cho đối phương, đó cũng là cơ hội cho bản thân được sống vui vẻ, hạnh phúc.
Chứng tỏ rằng bạn đúng với mọi người cũng là một cách cố gắng kiểm soát mọi thứ. Điều có vẻ đúng với bạn, có thể sai với người khác. Hãy từ bỏ suy nghĩ rằng bạn phải chứng minh bất cứ điều gì cho người khác. Chỉ cần chấp nhận rằng tất cả chúng ta đều có sự khác biệt và mọi người có quyền không đồng ý với bạn.
Phương tiện truyền thông xã hội
Hội chứng truyền thông xã hội là căn bệnh của thế kỷ 21. Mỗi sáng thức dậy, điều đầu tiên chúng ta làm là cầm điện thoại. Những tin nhắn, tin tức, bình luận hình ảnh có xu hướng làm quá tải tâm trí và làm chúng ta mất tập trung khỏi những gì thực sự quan trọng.
Để ngăn chặn những lo lắng, ám ảnh trên mạng xã hội, bạn nên nhớ một số quy tắc. Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản như tắt đi các thông báo và giới hạn thời gian bạn cho phép bản thân mình dùng mạng xã hội. Bước ra ngoài nhiều hơn, dành thời gian để chia sẻ với người thân nhiều hơn, bạn sẽ thấy cuộc sống thật sự ý nghĩa và hạnh phúc.
Khao khát một sự hoàn hảo
Luôn luôn phấn đấu để cải thiện bản thân là một phẩm chất tuyệt vời, nhưng bạn không nên căng thẳng về việc đạt được sự hoàn hảo. Không có ai hoàn hảo, không có cơ thể hoàn hảo, công việc hoàn hảo. Cứ ước mơ lớn và làm việc thật chăm chỉ nhưng đừng bị ám ảnh bởi ý tưởng về một cuộc sống hoàn hảo.
Trên đời không có ai là hoàn hảo (Ảnh minh họa)
Sống theo mong đợi, chấp nhận của người khác
Giống như khi nhận ra rằng bạn không cần phải hoàn hảo, bạn cũng không phải đáp ứng mong đợi của người khác. Sống cuộc sống của bạn theo cách bạn cho là phù hợp. Bạn có thể lắng nghe những gì cha mẹ hoặc bạn bè của bạn nói, nhưng bạn nên tự đưa ra quyết định. Căng thẳng về sự chấp thuận xã hội là điều bạn nên ngừng làm để thực sự hạnh phúc.
Mối quan hệ độc hại
Đôi khi thật khó chấp nhận rằng bạn phải buông bỏ những mối quan hệ nhất định. Mọi người xung quanh nên mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhau. Nếu ai đó liên tục khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân hoặc đối xử sai với bạn, đó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ này không nên tồn tại nữa. Cố gắng hạn chế giao tiếp với những người này và tập trung vào những người thực sự đánh giá cao bạn.
Theo giadinhvietnam.com