Nghỉ dịch Covid-19, trung tâm tiếng Anh đóng cửa, nhiều giáo viên nước ngoài thất nghiệp. Ảnh minh họa

 

Nghỉ dịch Covid- 19, các trung tâm tiếng Anh ở Hà Nội đều đóng cửa. Giống như nhiều đồng nghiệp, anh Michael G Shirk đành chấp nhận thất nghiệp. Bạn bè người Mỹ của anh đa phần không thể bám trụ lại Hà Nội vì không có thu nhập, không có tiền trả tiền nhà, tiền chi tiêu. Một số trở về nước, một số "chạy" sang Ấn Độ, Nepal để tìm việc.

Có vợ và con nhỏ ở Hà Nội nên anh Michael G Shirk phải ở lại Việt Nam . Không đi làm, suốt ngày anh quanh quẩn ở nhà. Từ ngày sinh con, chị Vi Lam cũng xin nghỉ làm để ở nhà trông con. Chị Vi Lam cho biết, chồng thất nghiệp không có thu nhập, tiền chi tiêu, tiền thuê nhà lấy từ số tiền dành dụm trước đây của hai vợ chồng. Điều khiến chị Vi Lam lo lắng là không biết bao giờ mới hết dịch trong khi chồng chị người Mỹ không có thói quen tiết kiệm như người Việt.

Điều khiến chị Vi Lam đôi khi tức phát điên khi chồng Mỹ sống ở đất nước ít có ca nhiễm nên vô cùng chủ quan, thậm chí dửng dưng với virus corona. "Ở nhà suốt ngày buồn nên thỉnh thoảng anh lại tụ tập bạn bè trên phố cổ để uống bia, giao lưu. Gặp gỡ toàn những người nước ngoài nên nguy cơ lây nhiễm rất cao. Tôi thì lo đến phát sốt phát rét, còn anh thì cứ chủ quan như không. Nhiều khi, hai vợ chồng cãi nhau cũng vì chuyện này", chị Vi Lam cho biết.

Chồng người Mỹ thích tụ tập bạn bè ở phố cổ uống bia, giao lưu và dửng dưng với virus corona khiến chị Vi Lam lo lắng. Ảnh minh họa

Chồng Mỹ thích tụ tập bạn bè ở phố cổ uống bia, giao lưu và "dửng dưng" với virus corona người vợ lo lắng. Ảnh minh họa

Theo anh Michael G Shirk, một số bạn bè anh vội vàng trở về nước giờ đang tiếc hùi hụi vì không quay lại được Việt Nam. Số ca nhiễm Covid- 19 ở nước Mỹ  tăng rất nhanh mỗi ngày. Họ đã không nghĩ rằng Việt Nam là đất nước an toàn trong thời điểm cả thế giới sợ hãi trước sự tấn công của virus corona. Một số bạn bè của anh ở lại đã phải dạy online để có thu nhập, để có thể trụ lại ở Việt Nam khi không biết dịch bệnh bao giờ mới kết thúc. Tuy nhiên, học phí dạy online thời điểm này rất rẻ, chỉ 12-13 USD/giờ (thu nhập bằng 1 nửa so với trước đây). Thế nhưng, còn được dạy, còn kiếm ra tiền ở một đất nước khác, với những giáo viên như họ, đó là điều may mắn trong giai đoạn cả thế giới khủng hoảng.

Giáo viên nước ngoài thất nghiệp, những trung tâm tiếng Anh ở Hà Nội phải đóng cửa cũng rơi vào cảnh khốn khó. Tiền thuê mặt bằng, tiền chi trả cho nhân viên… mỗi tháng trên dưới trăm triệu khiến các chủ trung tâm "méo mặt". Anh Đỗ Mạnh Hùng (trung tâm tiếng Anh EFOCH) suốt mấy tháng nay đau đầu tính toán, trăn trở làm thế nào để trung tâm vượt qua giai đoạn khó khăn này. Điều quan trọng, anh muốn tìm cơ hội cho các giáo viên nước ngoài có thu nhập bởi họ có quá nhiều thứ phải chi trả khi sống ở Việt Nam .

Các trung tâm tiếng Anh đau đầu nghĩ cách hỗ trợ, tạo cơ hội việc làm cho giáo viên nước ngoài đang bám trụ ở Việt Nam. Ảnh minh họa

Các trung tâm tiếng Anh đau đầu nghĩ cách hỗ trợ, tạo cơ hội việc làm cho giáo viên nước ngoài đang bám trụ ở Việt Nam. Ảnh minh họa

"Dịch Covid- 19 chưa biết đến bao giờ sẽ chấm dứt, nhiều giáo viên không bám trụ được vì khó khăn. Nhằm giúp giáo viên vượt qua thời gian khủng hoảng này, chúng tôi đã nỗ lực xây dựng hệ thống Blended learning - (học tập kết hợp) để các lớp trung tâm EFOCH sớm hoạt động trở lại. Đây không phải là học online mà là hình thức giao thoa, kết hợp điểm mạnh nhất của trực tuyến (online) và trực tiếp (offline), giúp học sinh nắm bắt kiến thức tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Trong Blended learning, giáo viên sẽ dành phần lớn thời gian để tương tác với học sinh thông qua hình thức trực tuyến, học sinh sẽ làm bài, củng cố kiến thức học được tại nhà thông qua hệ thống giao bài, nhắc bài trả bài tập trung được vận hành bởi chính giáo viên đứng lớp", anh Đỗ Mạnh Hùng chia sẻ.

Phụ nữ Việt Nam