Tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn sẽ chính thức được khai trương vào ngày 10-10-2017 và sẽ được tổ chức vào thứ 6, thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Đây là tuyến phố đi bộ thứ hai sau tuyến phố đi bộ quanh khu vực Hồ Gươm.
Đề án do Công ty Cổ phần văn hóa nghệ thuật ThonArt phối hợp cùng Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ thực hiện. Điều đặc biệt, đề án được sự góp sức của các văn nghệ sĩ, họa sĩ, những người luôn tâm huyết với Hà Nội. Đề án được triển khai với mong muốn giới thiệu hình ảnh và văn hóa của thủ đô tới du khách trong nước và quốc tế. Phóng viên đài TNVN đã phỏng vấn bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Công ty Cổ phần văn hóa nghệ thuật ThonArt về những hạng mục của đề án.
Du lịch phát triển thì đời sống người dân nâng lên. Năm ngoái, khi mà đi khảo sát thì tôi thấy, nơi nào đông vui rồi thì du lịch có một lượng khách nhất định nên việc phát triển phải tập trung về những nơi vắng vẻ. Nên khi đưa về tuyến phố này, thì đây là tâm nguyện của tất cả anh chị em cùng mong muốn. Một may mắn nữa là con trai tôi, du học về thì hỗ trợ mẹ về tuyến phố và có thuyết trình về dự án. Chỉ còn chờ điện nước và sau đó Thornas sẽ triển khai các hoạt động.
PV: Bà có thể thông tin một số hạng mục của dự án tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn không? Điểm nhấn của dự án là gì?
Bà Phan Thu Hằng: Về nghệ thuật có hoạt động phát triển tư duy cho bé của Công ty IDB Việt Nam, phát triển trò chơi dân gian của nhóm Mai Vàng. Thonar dành 10 gian hàng cho người khuyết tật và nhiều hoạt động khác nữa. Về con đường nghệ thuật, thì do họa sĩ Phạm Kiên phụ trách và tôi muốn nhấn mạnh vào con đường này. Còn nhiều dự án khác nữa cho giới trẻ. Một số dành cho tuổi trẻ tuổi teen… Ví dụ ý tưởng là đi Thái Lan có xe tuk tuk, vậy tại sao không có xe điện leng keng, gợi Hà Nội xưa. Tận dụng xe điện, tạo cơ hội cho doanh nghiệp in logo lên xe, bán quà lưu niệm cho người dân như trà sen, xôi Phú Thượng, tạo dấu ấn riêng cho Tây Hồ. Tôi mong muốn ký hợp tác với Ban quản lý Phố Cổ, Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm dự án từ Tây Hồ về Hồ Gươm. Hoặc con đường tình yêu nằm trên đầm sen, hai bên có lan can cầu như cầu tình ở Praha, không phải treo khóa mà là treo những dải ruy băng. Ngoài ra, còn góc xanh Hà Nội của Nhím, sơn những bốt điện nhỏ, có dấu ấn như bàn tay có chữ stop ổ điện nguy hiểm.
Cuộc thi phát động chụp ảnh về thành phố dưới góc nhìn của bé, ghi lại cuộc sống xung quanh, bưu thiếp ảnh rửa ra Thonas sẽ thu lại toàn bộ và tặng lại cho mỗi trẻ em một quyển truyện Kim Đồng. Thay vì được thưởng miễn phí thì các trẻ sẽ được quyển truyện có giá trị là chụp được tác phẩm. Những bưu thiếp đó sẽ được họa sĩ dựng lại ghép lại, để ở vườn hoa và du khách có thể được tặng những bưu thiếp đó. Các bạn trẻ đặt thùng thư miễn phí và chính các bạn sẽ bỏ thư cho du khách ở Tây Hồ để kích cầu du lịch. Bưu thiếp từ các tác phẩm của bé sẽ được khách nước ngoài ký và gửi về địa chỉ nhà mình, hộp thư mang hình cây đàn, gắn với biểu tượng của Trịnh Công Sơn. Điểm nhấn đặc biệt là con đường hội họa Trịnh Công Sơn, có cây cầu nhỏ giữa hai hồ gọi là cây cầu họa sĩ, dựng giá vẽ vẽ tranh ký họa tặng cho du khách. Tác phẩm sẽ là món quà vô giá cho du khách.
PV: Rút kinh nghiệm từ tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm, thì lần này, tuyến phố đi bộ Hồ Tây sẽ được thực hiện như thế nào với nhiều hạng mục như vậy?
Bà Phan Thu Hằng: Chắc chắn sẽ có nhiều kinh nghiệm. Sau Hồ Gươm thì mình sẽ rút nhiều bài học kinh nghiệm để hoàn thiện tốt hơn ở Tây Hồ vì ở đây thì sẽ có nhiều đất sáng tạo hơn. Ở Tây Hồ chưa có cơ sở hạ tầng tốt, chưa có trang trí nên có thể thay đổi và làm mới. Tây Hồ giao cho Thornas hoàn toàn khai thác và sắp đặt nên không bị sức ép và ảnh hưởng yếu tố khác. Ở Hồ Gươm thì chính quyền hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi. Bởi vì tất cả chúng ta làm gì hướng tới cộng đồng thì sẽ được ghi nhận và ủng hộ từ người dân các cấp chính quyền.
PV: Từ đề án đến hiện thực rất xa để có thể tạo ra không gian sôi động và khác với Hồ Gươm, rồi những vấn đề về môi trường? Theo bà, yếu tố nào để có thể thành công khi quy tụ được sự tham gia của nhiều người?
Bà Phan Thu Hằng: Tôi nghĩ đơn giản là chúng ta đang phục vụ cộng đồng. Nếu như tất cả chúng ta làm vì cộng đồng, vì tình yêu Hà Nội và hướng đến cái thiện thì mọi người sẽ ủng hộ. Đây là may mắn của Thornas. Vấn đề về nghệ thuật rất nhẹ nhàng là sự cộng hưởng của nhiều người và đồng lòng. Vì vậy, sự thành công hôm nay là của nhiều người chứ không phải một người. Ví dụ con trai tôi thì còn non nớt thôi nhưng có ý tưởng tốt thì mình ủng hộ. Nên đề án có nhiều góc cho tuổi teen, cho giới trẻ. Bây giờ, giai đoạn đầu nên chúng ta phải cùng nhau cố gắng. Khi bạn chưa lên hình lên khối thì mình phải làm cho người ta tin và phải đón nhận dư luận. Khi làm gì bao giờ cũng nghĩ thuận lợi, từ việc nghĩ thuận lợi thì sẽ có quyết tâm.
Ở đâu cũng khó khăn thì khó khăn sẽ vượt qua được vì chúng ta nhìn cùng nhau, đi qua một chặng đường dài. Vấn đề môi trường ô nhiễm là tiêu chí bạn trẻ đặt lên hàng đầu, xây dựng nguyên tắc trong văn minh thương mại. Đầu tiên là đồng phục, điểm nhấn về màu sắc. Dùng túi giấy không dùng ni long, cốc nhựa. Ủy ban nhân dân xây dựng nơi thu gom rác thải, nhà vệ sinh công cộng, về môi trường an toàn cháy nổ thì bạn trẻ quan tâm và chính các bạn tỏa ra hào quang rất nhân văn.
Xin cảm ơn bà
Theo VOV5