Trái ngược với cảnh khô gầy, xơ xác của những cánh rừng đang mùa thay lá, những cánh ruộng bậc thang dọc sông Mã và dọc các con suối ở huyện biên giới Mường Lát đang được phủ một màu xanh mướt mát của lúa non, tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp nơi biên giới.

leftcenterrightdel
 Ruộng bậc thang xanh mướt trải dài quanh các thung lũng ở huyện vùng cao biên giới Mường Lát
leftcenterrightdel
 Phía sau dãy nhà của người dân ở khu phố Chiềng Cồng (TT.Mường Lát, H.Mường Lát) là những dải ruộng bậc thang xanh mướt tạo nên khung cảnh rất đẹp
leftcenterrightdel
 Hiện tại là thời điểm người dân huyện biên giới Mường Lát tập trung làm cỏ, chăm sóc lúa
leftcenterrightdel
 Trái ngược với những cánh rừng bạc phơ mùa thay lá là những dải ruộng bậc thang xanh mướt
leftcenterrightdel
 Nước tưới cho lúa được người dân dẫn từ các khe, suối đổ vào mảnh ruộng phía trên rồi nối tiếp nhau đổ xuống các mảnh ruộng thấp hơn
leftcenterrightdel
 Có nhiều quả đồi ở vị trí thuận lợi với nguồn nước được người dân trồng lúa 100%
leftcenterrightdel
 Mường Lát là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa và cả nước, diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi. Do đó, để có diện tích đất trồng lúa là rất khó khăn, nên người dân phải tranh thủ cải tạo đất ở những nơi gần sông suối, nguồn nước để trồng lúa.
leftcenterrightdel
 Do đặc điểm thời tiết nên các vụ lúa ở huyện Mường Lát thường gieo trồng và gặt hái thường chậm hơn từ 15 - 20 ngày so với lịch thời vụ ở khu vực đồng bằng tỉnh Thanh Hóa
leftcenterrightdel
 Khu vực người dân huyện biên giới Mường Lát thường tận dụng để trồng lúa là các sườn núi dọc theo sông Mã, suối Xim...
leftcenterrightdel
 Do đặc điểm địa hình nên từ việc gieo trồng đến thu hoạch lúa ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là làm thủ công
leftcenterrightdel
 Trung tâm huyện biên giới Mường Lát

Theo Thanh niên