leftcenterrightdel
Ảnh minh họa 

Cholesterol cao nguy hại như thế nào?

Tiến sĩ Rahul Nikumbhe, Bác sĩ đa khoa tại Bệnh viện Apollo Spectra (ở Mumbai, Ấn Độ) – cho biết, cholesterol cao cũng được coi là “kẻ giết người thầm lặng” và được biết đến là gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người.

“Cholesterol cao cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Các dấu hiệu cảnh báo của cholesterol cao là đau ngực, chóng mặt và nói lắp. Ngoài ra, Cholesterol được phân loại thành cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL)”, Tiến sĩ Rahul Nikumbhe phân tích.

Ông Rahul Nikumbhe cũng tiết lộ rằng, cholesterol LDL khi tăng cao sẽ nguy hiểm cho sức khỏe và gây tắc nghẽn động mạch, làm giảm lưu lượng máu và tăng nguy cơ biến chứng liên quan đến tim.

HDL và LDL bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của một người. LDL cao có nghĩa là một người cần phải thận trọng về sức khỏe của mình. Theo một số nghiên cứu Tiến sĩ Rahul Nikumbhe khẳng định, đau chân cũng được coi là dấu hiệu của mức cholesterol cao.

Mối liên hệ giữa đau chân và cholesterol cao

Tiến sĩ Rahul Nikumbhe giải thích, các động mạch ở chân có xu hướng bị tắc nghẽn do mỡ bởi lượng cholesterol dư thừa, dẫn đến tình trạng được gọi là bệnh động mạch ngoại biên (PAD).

“Tình trạng động mạch bị làm hẹp qua việc giảm lưu lượng máu đến cánh tay hoặc chân. Hơn nữa, có đủ bằng chứng để chứng minh rằng những người có lượng cholesterol cao có nguy cơ mắc PAD. Do đó, các triệu chứng như đau ở lưng dưới, đùi và bắp chân thường thấy ở những người như vậy, chủ yếu là khi tập thể dục hoặc các hoạt động khác như leo trèo hoặc đi bộ trong thời gian dài”, bác sĩ Rahul Nikumbhe nói.

Ông cũng giải thích thêm rằng, các triệu chứng phổ biến của PAD do cholesterol cao gây ra là đau chân, sưng, tê, vết thương không lành, yếu, chân đổi màu…

Hơn nữa, người ta nên ghi chú bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể và báo cáo các triệu chứng với bác sĩ và không chậm trễ để có thể bắt đầu điều trị, kiểm soát tình trạng bệnh kịp thời.

Những người có cholesterol cao được khuyến cáo nên đi khám sức khỏe định kỳ để biết tình trạng sức khỏe. Việc điều trị sẽ ở dạng thuốc và thay đổi lối sống.

Uống thuốc theo đơn của bác sĩ mà không được bỏ sót, ăn chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục theo hướng dẫn của chuyên gia, bỏ thuốc lá và rượu và duy trì cân nặng tối ưu là những điều mà Tiến sĩ Rahul Nikumbhe lưu ý.

Theo laodong