leftcenterrightdel
Tại sao phụ nữ mang thai nên tránh ăn gan? Đồ hoạ: Thiện Nhân 

Ăn gan khi mang thai

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), gan là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa các chất có lợi như sắt, folate và vitamin B12 rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, ăn gan có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe cho thai nhi đang phát triển.

Tiến sĩ Gargi Agarwal, Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Amrita, Faridabad, Ấn Độ, cho biết: "Gan có hàm lượng vitamin A cao, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến ngỗ độc. Ngoài ra, nếu hàm lượng vitamin A cao vượt ngưỡng cho phép, đặc biệt với phụ nữ mang thai có thể gây ra dị tật ở thai nhi đang phát triển”.

Khi nào nên tránh ăn gan khi mang thai?

Tiến sĩ Agarwal cho biết thêm: "Mức vitamin A cao có liên quan đến các dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh trung ương, vùng sọ mặt và tim. Giai đoạn quan trọng đối với nguy cơ này là trong tam cá nguyệt đầu tiên khi các cơ quan của thai nhi đang hình thành".

Do đó, phụ nữ mang thai nên theo dõi lượng vitamin A hấp thụ, đảm bảo đủ vitamin A mà không quá liều hoặc vượt quá giới hạn, vì cả hai tình huống này đều có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển.

Các thực phẩm thay thế gan

Phụ nữ mang thai có thể nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu từ nhiều nguồn khác nhau.

- Đối với chất sắt: Thịt nạc, đậu, đậu lăng, rau bina và ngũ cốc.

- Để bổ sung folate: Rau lá xanh, trái cây họ cam quýt, đậu và ngũ cốc tăng cường.

- Đối với vitamin B12: Cá, thịt, gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa.

Theo Tiến sĩ Agarwal, những lựa chọn thay thế này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không có nguy cơ liên quan đến việc hấp thụ nhiều vitamin A.

Theo laodong