leftcenterrightdel
Tập tạ khi mang thai có an toàn không. Ảnh: Theo Healthshots. 

Tập tạ không phải là bài tập được khuyến khích với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, nếu tập tạ là bài tập thường xuyên của bạn thì bạn vẫn có thể duy trì bằng việc thay đổi cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình, đặc biệt nên xin lời khuyên từ bác sĩ.

Lợi ích của việc tập tạ trong thời kỳ mang thai

Với mẹ bầu, việc duy trì tập tạ có thể mang lại một số lợi ích nhất định. Tập tạ có thể cải sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng cơ thể và tăng cường sức khoẻ tổng thể.

Giúp quản lý cân nặng: Phụ nữ nâng tạ và tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai có nguy cơ tăng cân thấp hơn 20% so với những người ít vận động hơn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Phụ nữ tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thấp hơn 59% so với những người ít vận động.

Thân hình đẹp hơn: Những người tham gia tập thể dục trong suốt thai kỳ thường có thân hình thon gọn và hấp dẫn hơn. Thường xuyên tập tạ nói riêng và tập thể dục 90 phút một tuần sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ tăng cân mất kiểm soát và có thân hình thon gọn hơn.

Tâm trạng tốt hơn: Khi mang bầu việc tăng cân mất kiểm soát và thay đổi của hormone dễ khiến phụ nữ bị trầm cảm hơn. Tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ này bằng cách giải phóng endorphin, là chất dẫn truyền thần kinh mạnh mẽ giúp giảm đau và căng thẳng.

Hỗ trợ sự phát triển của bé: Việc mẹ thường xuyên tập luyện tăng sức bền giúp con sinh ra có khả năng sẽ khoẻ mạnh và vượt trội hơn về chiều cao.

Giúp giảm đau khi chuyển dạ: Phụ nữ tập tạ giúp giảm nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh đủ ngày đủ tháng. Ngoài ra việc tập luyện cũng giúp bạn vượt cạn dễ dàng hơn.

Những lưu ý khi tập tạ trong thời kỳ mang thai

Mặc dù nâng tạ mang lại nhiều lợi ích với mẹ bầu, tuy nhiên trước khi tập bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây:

- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bài tập nào, đặc biệt với tập tạ.

- Tránh xa các bài tập có thể gây nguy hiểm trong khi mang thai như nằm ngửa sau 3 tháng đầu tiên hoặc các hoạt động liên quan đến việc nâng vật nặng hoặc nguy cơ té ngã có thể gây căng thẳng cho lưng của bạn.

- Lắng nghe cơ thể, bạn cần ngừng tập luyện nếu cảm thấy đau, chóng mặt hoặc các triệu chứng bất thường gì khi tập tạ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay sau khi gặp những bất thường.

- Cần tập luyện với huấn luyện viên chuyên nghiệp và tuân thủ các hướng dẫn về động tác để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.

- Uống đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo luôn uống đủ nước và ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe khi tập luyện trong thời kỳ mang bầu.

Theo laodong