Hạn chế trong tiếp cận tài nguyên
Kết nối phụ nữ với các nguồn tài chính có thể giúp họ đáp ứng các nhu cầu cơ bản và khởi nghiệp, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, theo ước tính, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ trên toàn cầu đang thiếu 1,7 nghìn tỷ USD để làm vốn.
Việc thu hẹp khoảng cách tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ sẽ giúp thu nhập hàng năm tăng trung bình 12% vào năm 2030.
|
|
Kết nối phụ nữ với các nguồn tài chính có thể giúp họ đáp ứng các nhu cầu cơ bản và khởi nghiệp, phát triển kinh tế |
Ngoài nguồn lực tài chính, phụ nữ cần tiếp cận đất đai, thông tin, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Trên toàn cầu, có 2,7 tỷ người vẫn chưa được tiếp cận dịch vụ Internet, đây là điều cơ bản để tìm việc làm hoặc bắt đầu kinh doanh.
Phụ nữ cũng ít có khả năng sở hữu hoặc có quyền sử dụng đối với đất nông nghiệp hơn nam giới ở 87% số quốc gia có dữ liệu, mặc dù thực tế là hơn 1/3 phụ nữ làm việc trong các ngành nông nghiệp.
Khi phụ nữ có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sở hữu và sử dụng các nguồn lực, họ có thể đầu tư vào bản thân bằng cách cải thiện phúc lợi, giáo dục, khởi nghiệp hoặc sử dụng quyền tự quyết đối với thu nhập của mình để xây dựng một xã hội phù hợp với họ.
Ví dụ, trong nhiều bối cảnh, việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ làm giảm bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường sự tham gia và lãnh đạo về chính trị và xã hội, đồng thời tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Bất bình đẳng trong việc làm và thu nhập
Theo thống kê, gần 60% việc làm của phụ nữ trên toàn cầu thuộc khu vực phi chính thức. Ở các nước thu nhập thấp, con số này là hơn 90%. Ngay cả khi có việc làm, trung bình phụ nữ được trả 80 xu cho mỗi USD mà nam giới kiếm được.
|
|
Theo thống kê, gần 60% việc làm của phụ nữ trên toàn cầu thuộc khu vực phi chính thức |
Chỉ riêng bất bình đẳng giới trong thu nhập đã khiến thế giới phải trả giá cao hơn gấp đôi giá trị GDP toàn cầu, xét về giá trị vốn con người.
Các biện pháp như minh bạch trong trả lương, trả lương bình đẳng cho công việc có giá trị như nhau và được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc có thể giúp thu hẹp khoảng cách giới về lương, dẫn đến bình đẳng giới ở nơi làm việc.
Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực mà họ hiện ít được đại diện, bao gồm khoa học, công nghệ và kỹ thuật được xem là "chìa khóa" để trao quyền cho phụ nữ. Ước tính, GDP của thế giới có thể tăng 20% bằng cách thu hẹp khoảng cách giới trong việc làm. Hơn nữa, khi doanh nhân nữ thành công, họ có thể tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới.
Công việc không được trả lương
Trung bình, phụ nữ dành thời gian cho công việc không được trả lương, bao gồm chăm sóc gia đình và nội trợ, nhiều gấp 3 lần so với nam giới.
|
|
Trung bình, phụ nữ dành thời gian cho công việc không được trả lương, bao gồm chăm sóc gia đình và nội trợ, nhiều gấp 3 lần so với nam giới |
Sự chênh lệch giới tính trong công việc chăm sóc không được trả lương là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới, hạn chế thời gian và cơ hội học tập, công việc được trả lương xứng đáng, cuộc sống công cộng, nghỉ ngơi và giải trí của phụ nữ và trẻ em gái.
Công việc chăm sóc vẫn bị đánh giá thấp. Giá trị tiền tệ của công việc chăm sóc không được trả lương của phụ nữ trên toàn cầu ước tính là 10,8 nghìn tỷ USD hàng năm, gấp 3 lần quy mô của ngành công nghệ thế giới.
Đầu tư để chuyển đổi hệ thống chăm sóc mang lại lợi ích gấp 3 lần: Nó cho phép phụ nữ lấy lại thời gian của mình, đồng thời tạo việc làm trong lĩnh vực chăm sóc và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc cho những người có nhu cầu.
Người ta ước tính rằng, việc thu hẹp khoảng cách hiện có trong các dịch vụ chăm sóc và mở rộng các chương trình việc làm bền vững sẽ tạo ra gần 300 triệu việc làm vào năm 2035. Thông qua các hỗ trợ như nghỉ thai sản và cơ sở chăm sóc trẻ em, phụ nữ được tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động chính thức để tạo ra thu nhập.
Phụ nữ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa đối với sự an toàn của họ, bao gồm bạo lực trên cơ sở giới, xung đột, mất an ninh lương thực và thiếu bảo trợ xã hội. Bạo lực gia đình hoặc tại nơi làm việc là vi phạm quyền của phụ nữ và cản trở sự tham gia của họ trong đời sống xã hội.
|
|
Bạo lực gia đình hoặc tại nơi làm việc là vi phạm quyền của phụ nữ và cản trở sự tham gia của họ trong đời sống xã hội |
Ước tính, bạo lực đối với phụ nữ gây thiệt hại ít nhất 1,5 nghìn tỷ USD, tương đương 2% GDP toàn cầu.
Số phụ nữ và trẻ em gái sống ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột hiện lên tới 614 triệu người, cao hơn 50% so với năm 2017. Những cuộc khủng hoảng như vậy có thể làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giới, đồng thời làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng giữa những nhóm phụ nữ: Phụ nữ di cư có nguy cơ bị bạo lực cao gấp đôi so với phụ nữ không di cư.
Bất kể dưới hình thức nào, sự mất an toàn đều cản trở việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ, khiến họ rơi vào cảnh nghèo đói và ngăn cản họ nhận ra các quyền và tiềm năng của mình.
Quyền của phụ nữ bị đe dọa
Trên toàn cầu, trung bình, phụ nữ chỉ có 77% các quyền hợp pháp mà nam giới được hưởng. Trong khi thừa nhận giá trị nội tại của việc trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, trong đó cốt lõi là nhân quyền, điều quan trọng là phải tính đến những thiệt hại do những hạn chế đối với việc trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ đối với xã hội và nền kinh tế.
|
|
Cần xây dựng và thực hiện các cơ chế giải trình trách nhiệm để đảm bảo quyền của phụ nữ và đảm bảo rằng, tiếng nói của phụ nữ được đánh giá cao trong mọi không gian ra quyết định |
Cần đảm bảo việc thực hiện quyền của phụ nữ cũng như trách nhiệm giải trình đối với các hành vi vi phạm. Điều này đòi hỏi phải ghi lại các hành vi vi phạm quyền của phụ nữ, thu thập dữ liệu có phân tách giới tính và phân tích giới.
Cần xây dựng và thực hiện các cơ chế giải trình trách nhiệm để đảm bảo quyền của phụ nữ và đảm bảo rằng, tiếng nói của phụ nữ được đánh giá cao trong mọi không gian ra quyết định.
Ngự Bình/Nguồn: asiapacific.unwomen.org