leftcenterrightdel
 Một ngôi nhà đổ sập ở thành phố Osaki, tỉnh Miyazaki, sau rung chấn mạnh 7,1 độ ở miền nam Nhật Bản ngày 8/8. Ảnh: AFP

Cụ thể, cần nắm tình hình người lao động; thống kê số lượng thực tập sinh, lao động đang làm việc bị ảnh hưởng và khó khăn gặp phải, cần được hỗ trợ (nếu có).

Phối hợp chặt chẽ với nghiệp đoàn quản lý, công ty tiếp nhận và các bên có liên quan bám sát thông tin về động đất và phương án ứng phó do cơ quan chức năng Nhật Bản công bố để kịp thời thông tin, hướng dẫn người lao động thực hiện (như tỉnh Miyazaki đã có lệnh cấm bơi lội, đóng cửa bờ biển); hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do động đất, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người lao động; thông tin tới người lao động số điện thoại liên lạc khẩn cấp tại Nhật Bản của Ban quản lý lao động: +81.70.1479.6888 và Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo: +81.80.3590.9136

Báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước và Ban Quản lý lao động tại Nhật Bản khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình hỗ trợ người lao động vùng bị động đất để được hướng dẫn và phối hợp giải quyết.

Trước đó, vào lúc 16h43 ngày 8/8/2024, một trận động đất với cường độ 7,1 độ đã xảy ra ngoài khơi tỉnh Miyazaki thuộc Kyushu làm rung chuyển nhiều thành phố các tỉnh và vùng lân cận. Khoảng 19h18 cùng ngày, sóng thần cao 50 cm đã ập vào cảng Miyazaki. Các đợt sóng thần cao khoảng 40cm, 30cm và nhỏ hơn đã ập vào Tosashimizu thuộc tỉnh Kochi, cảng Shibushi thuộc tỉnh Kagoshima...

Cơ quan chức năng Nhật Bản cảnh báo trong 7 ngày tới có thể xảy ra các dư chấn lớn, đồng thời khuyến cáo người dân chuẩn bị ứng phó với động đất, thực hiện các công việc: cố định đồ đạc; xác định nơi lánh nạn và đường đi nánh lạn; tích trữ nước; xác định cách thức liên lạc với người thân và gia đình.

Theo thoidai