Lỡ đắc tội vì quá thẳng thắn

Cổ nhân có câu: “Ngồi yên nghĩ lỗi mình, chớ nói lỗi người”. Chúng ta đều hiểu như vậy nhưng thực tế không thể làm được.

Thấy bạn của mình mắc lỗi mà không chỉ ra sẽ cảm thấy có lỗi; thấy đồng nghiệp làm chưa tốt mà không chỉ ra sẽ cảm giác bản thân vô tâm. Nếu không chỉ ra lỗi của người thân sẽ nghĩ họ không thể tiến bộ… Đó là loại cảm giác rất khó chịu.

Một người “cái gì cũng biết, biết cái gì cũng nói”, không tạo cho người khác cảm giác an toàn, rất khó để sống hòa hợp. Kỳ thực “ngàn lời không bằng im lặng”, không nói cũng là một biện pháp để bảo vệ chính mình.

Ngạn ngữ có câu: “Con người chỉ mất 3 năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học cách im lặng”; chúng ta nên học cách lắng nghe nhiều hơn, nói ít làm nhiều, nếu thật sự muốn nói thì phải suy nghĩ kỹ.

lo dac toi Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Lỡ đắc tội vì luôn muốn thể hiện bản thân

Người quá coi trọng thể diện sẽ vì giữ “bộ mặt đẹp” mà lao tâm, khiến cuộc sống vốn đã không dễ dàng lại càng trở nên khó khăn, áp lực. Kết quả vừa đắc tội với người lại tự bôi nhọ bản thân.

Người bình thường vì sợ bị khinh rẻ phải cố gắng thể hiện bản thân như chụp ảnh đi ăn tại nhà hàng, đi du lịch sang chảnh, mua sắm thả ga tại các trung tâm thương mại; vì tiền mà không từ thủ đoạn.

Dân công sở phô trương địa vị khắp nơi, ngay cả những nhân viên bình thường cũng tự cho mình là người “có quyền lực” và khoe khoang thành tích “lớn hơn cả bầu trời”.

Bản chất của con người là khoe khoang, và sự tu luyện của con người là khiêm tốn.

Người thông minh “nhìn thấu mà không nói thấu”, cho dù người khác nói gì, làm gì họ cũng sẽ bao dung. Giữ thể diện cho người khác là để lại một lối thoát cho chính mình.

Khi tiếp xúc với mọi người, bất kể mối quan hệ tốt hay không tốt, đối phương đả kích như thế nào, chúng ta cũng không cần thiết phải thể hiện bản thân. Giữ trên môi nụ cười chân thành với tâm thái bình ổn, đó là cách ứng xử phù hợp nhất.

lo dac toi Giadinhonline (3)

Ảnh minh họa.

Lỡ đắc tội vì cho vay tiền và trở thành kẻ thù

 

Luôn có những người lấy tiền của người khác và tiêu xài như của mình. Sau khi tiêu hết tiền lại tiếp tục vay tiền và không bao giờ nghĩ đến việc trả nợ.

Việc chúng ta cho những người như thế vay tiền là điều chẳng mang lại nghĩa lý gì cả.

Nhiều năm trước, cô Giang đã vay tiền của em trai mình để xây dựng một trại chăn nuôi. Người em trai liền nói tiền của mình đã ký gửi có thời hạn, hiện tại không thể rút ra được, cô Giang không thể vay được.

Năm ngoái, con của người em trai lấy vợ, họ muốn mua nhà cho đôi vợ chồng trẻ nên gọi điện cho cô Giang hỏi vay tiền.

Cô Giang nói: “Chị chỉ có thể cho vay một khoản nhỏ thôi, chú có muốn nhận hay không?”.

Trong dịp Tết đoàn viên, họ hàng tụ tập ăn tối cùng nhau. Khi đó người em trai đã mượn rượu nói bóng gió rằng, có người sở hữu trăm triệu tiền tiết kiệm trong ngân hàng, nhưng họ chỉ sẵn lòng cho chú vay 30 triệu, thật không đáng giá.

Khi bước sang tuổi trung niên, bạn sẽ có một khoản tiết kiệm nhưng có những kiểu người mà chúng ta thà làm họ mất lòng, còn hơn “dùng tiền mua tình cảm”, ngay cả khi người đó là người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Có nhiều cách để hủy hoại một mối quan hệ, và cách dễ nhất là cho vay tiền. Có lẽ, vừa nói đến tiền, tình cảm liền giảm đi 50%, vừa có tiền trong tay, tình cảm liền giảm đi 90%.

Lỡ đắc tội vì không biết từ chối

Nhiều người tốt mà không có chính kiến, nể nang người khác một cách quá mức. Họ cũng luôn tỏ ra bản thân là một người tốt mà không biết rằng mình đang bị kẻ xấu lợi dụng.

lo dac toi Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Làm người phải tử tế song cũng cần biết bảo vệ bản thân mình. Gặp một kẻ vô liêm sỉ mà nói với họ về đạo lý làm người sẽ trở thành cũng trở thành người bày đặt. Nếu chúng ta giúp đỡ kẻ vi phạm pháp luật thì còn trở thành tòng phạm; hoặc giúp đỡ kẻ xấu thực hiện mưu hèn kế bẩn làm hại người tốt cũng không tránh khỏi liên luỵ.

Ngay cả khi bạn cho đi không cần báo đáp, người tham lam sẽ cho rằng bạn cho họ quá ít, người không biết phân biệt tốt xấu vẫn cho là bạn vô tâm, người xấu sẽ dựa vào đó để “đào mỏ”.

 Cuộc sống rất khó khăn, bạn phải học cách giảm bớt gánh nặng, học cách tự bảo vệ mình một cách khôn ngoan khi tiếp xúc với người khác. Đến một độ tuổi nào đó, kinh nghiệm sống giúp chúng ta có thể nhìn thấu thế gian vô thường và tuỳ duyên một cách thông thái.

Theo giadinhonline.vn