Nếu cuộc hôn nhân của cha mẹ có vấn đề, con trẻ có thể nảy sinh những vấn đề trong xử sự hoặc tình trạng sức khỏe như tăng cân, nhức đầu… Ở độ tuổi càng nhỏ, trẻ càng dễ bị ảnh hưởng.
Những đứa trẻ có thể mang gánh nặng của cuộc hôn nhân bất hạnh đó vào trong những mối quan hệ của chúng lúc trưởng thành. Bọn trẻ không chỉ gánh lấy sự bất toàn của cha mẹ mà còn truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngược lại, những đứa trẻ xuất thân từ gia đình hạnh phúc luôn có trạng thái khỏe mạnh và có năng lực về xã hội và tâm lý.
|
Ảnh mang tính minh họa - FreePik |
Các chuyên gia và các bậc phụ huynh đều đồng ý rằng nền tảng của cuộc hôn nhân bền vững là sự tôn trọng lẫn nhau.
Vợ chồng không “hạ đo ván nhau” trước bọn trẻ là điều tối quan trọng. Vì thế, vợ chồng tôi thống nhất phải hẹn gặp riêng để giải quyết những bất đồng, không để bọn trẻ thấy.
Một vấn đề quan trọng nữa, là giữ lại những lời phê bình, để nói với nhau vào dịp khác. Nhiều lần tôi thấy chồng quá nghiêm khắc với con trai, nhưng tôi vẫn để anh ấy giải quyết tình thế. Khi gặp riêng với nhau tôi mới nói cho anh ấy biết suy nghĩ của mình.
Các nhà tâm lý học cũng cảnh báo rằng cha hay mẹ phải cẩn trọng trong việc gần như thổi phồng những thiếu sót của người bạn đời: “Hãy cẩn thận khi vợ (hay chồng) phàn nàn về gia đình mình qua điện thoại mà không nhận ra rằng bọn trẻ cũng đang lắng nghe”.
Các bậc cha mẹ hãy nhìn cuộc hôn nhân của mình thông qua đôi mắt bọn trẻ. Nếu bạn bực mình chồng (hay vợ) mình điều gì đó, bạn thử hỏi ý kiến của bọn trẻ, chắc chắn chúng sẽ trả lời rằng chúng chẳng có điều gì phàn nàn về cha (hay mẹ) chúng cả.
Dù hai vợ chồng bạn chưa bao giờ ngồi lại và cùng nhau giải quyết một vấn đề của con cái, thế nhưng những đứa con đều hiểu rằng quyết định chính thức hay luật lệ trong gia đình, quan điểm của cha hay mẹ đều có trọng lượng như nhau. Ví dụ: “Con có thể nói với mẹ về điều này trước, nhưng ý bố là thế này”. Đó là nền tảng của một gia đình hạnh phúc.
|
Ảnh mang tính minh họa - FreePik |
Khi có sự tranh luận giữa vợ chồng, việc rộng lòng lắng nghe và đưa ra quan điểm với người bạn đời mà không tạo ra mâu thuẫn, gay gắt, sự ngăn cách… là cả một nghệ thuật. Khi thấy điều này, trẻ không cho đó là những bất đồng có thể gây ra tai họa, và chúng sẽ được chuẩn bị tốt hơn khi ứng xử với thế giới bên ngoài. Ngoài ra, trẻ còn học được kỹ năng tranh luận, bàn thảo, lắng nghe tích cực và tôn trọng người khác.
Nếu cãi nhau to, thì sau đó cha mẹ không nên xấu hổ về chuyện xin lỗi, dàn hòa cũng như ân cần với nhau. Trẻ cần biết rằng cha mẹ chúng yêu thương nhau. Một cái hôn, một vòng tay âu yếm, một lời khen có thể sẽ đi theo một quãng đường dài trên con đường nuôi dưỡng hôn nhân của bạn đồng thời phát triển tình cảm tâm hồn của trẻ.
Theo phunuonline.com.vn