Thế nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay thì không. Trong khi nhiều người sắp kết hôn, thì nhiều người lại đang tham gia vào quan hệ đối tác dân sự hoặc chọn bạn đồng hành như một mối quan hệ cam kết lâu dài.
Ảnh minh họa
Nhiều cặp đôi đang lựa chọn chung sống cùng nhau và chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống với tư cách là những người đã kết hôn mà không có bất kỳ giấy tờ hợp pháp nào.
Mối quan hệ này giống như một tình bạn, khi cả 2 đồng hành với nhau như một cặp vợ chồng trong thời gian dài.
Chia sẻ quan điểm của mình về viễn cảnh của các mối quan hệ hiện nay, Shalini Singh, người sáng lập Andwemet đã nói rằng: “Mai mối theo truyền thống vốn đồng nghĩa với hôn nhân. Tuy nhiên, khi thời thế thay đổi, những người độc thân trên thế giới, đặc biệt là những người độc thân ở Ấn Độ thường tìm kiếm các hình thức cam kết khác, chẳng hạn như một tình bạn đồng hành hay quan hệ đối tác hợp tác với nhau”.
Để tìm cách làm rõ hơn về vấn đề tương tự, tổ chức Andwemet đã khảo sát các thành viên cộng đồng của họ trong độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi từ các thành phố Cấp A của Ấn Độ như Delhi NCR, Mumbai, Hyderabad, Chennai và Bangalore và đưa ra kết quả như sau:
Tìm kiếm một mối quan hệ cam kết nhưng sợ hôn nhân
Theo những người đăng ký nền tảng này, có đến 80% trong số họ muốn có một mối quan hệ cam kết mà không cần bất kỳ giấy hợp pháp nào công nhận nó.
Trong khi 65% trong số họ tỏ ra vẫn muốn kết hôn sau khi mối quan hệ của họ vượt qua những thử thách, khó khăn sau 1 thời gian dài.
Hầu hết những người này đều tin rằng, hôn nhân chỉ là một cái mác và họ coi trọng sự cam kết về một mối quan hệ lành mạnh hơn là một mối quan hệ chỉ được “cái mác” đó.
Ảnh minh họa
Đáng chú ý, so với nam giới, phụ nữ lại thường lo lắng hơn và tin rằng hôn nhân sẽ thay đổi mọi thứ trong mối quan hệ của họ, đặc biệt là đối với sự kỳ vọng mà xã hội đặt ra cho phái nữ.
Sau khi kết hôn, phụ nữ phải trải qua nhiều điều chỉnh trong cuộc sống của họ. Chẳng hạn như họ phải từ bỏ quê quán của bản thân và phải coi ngôi nhà đã kết hôn là của mình cũng tuân thủ các cách thức về “ngôi nhà mới” có thể đầy khắc nghiệt đối với cuộc sống của họ.
Đối với người phụ nữ, cảm giác “đổi chủ” từ nhà bố mẹ đẻ sang nhà chồng có thể làm bản thân mất đi danh tính của mình và khó có thể kiểm soát được.
Nhiều người còn chia sẻ rằng, hôn nhân sẽ khiến họ cảm thấy quá tải. Do vậy, họ muốn tránh thứ rắc rối này và muốn tập trung vào mối quan hệ của mình để làm cho nó trở nên bền chặt hơn.
Quan hệ đối tác chung sống dân sự
Gần với ý nghĩa của hôn nhân, tuy nhiên, mối quan hệ đối tác chung sống dân sự - Domestic partnership là một mối quan hệ bình đẳng và tách biệt hơn, khiến những người trong mối quan hệ không bị ràng buộc lẫn nhau.
Theo khảo sát của Andwemet, có tới 30% người đăng ký của họ sẵn sàng thiết lập mối quan hệ đối tác vì sở thích yêu đương thay vì ràng buộc trong hôn nhân. Trong khi 5% người đăng ký thậm chí có kế hoạch sinh con hoặc nhận nuôi chúng trong tương lai nếu mối quan hệ này có dấu hiệu đổ vỡ.
Ảnh minh họa
Mối quan hệ đối tác dân sự như vậy được coi là sự bình đẳng về mặt pháp lý trong hôn nhân cũng như giúp tránh được sự căng thẳng về tài chính của một đám cưới truyền thống trước kia.
Hầu hết những người tìm kiếm quan hệ này đều luôn mong muốn tìm được một đối tác có cùng quan điểm với họ.
Hôn nhân đang dần mất đi vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống phải chăng là do con người trong xã hội hiện đại đã biết trân quý bản thân và yêu tự do hơn thay vì những ràng buộc và rắc rối mệt mỏi.
Theo giadinhonline.vn