leftcenterrightdel
 

Tôi là một bác sĩ tâm lý, công việc khá bận rộn căng thẳng, thế nhưng nếu người ngoài nhìn vào thì không ít người cho rằng ngành tôi chọn là chọn “khôn”, bởi trông có vẻ như vừa nhiều tiền lại vừa nhàn hạ.

Ngay chính trong gia đình chồng tôi chứ chẳng đi đâu xa, cũng vài ba bận bố mẹ chồng muốn tôi học thêm để chuyển khoa khác làm cho nó “đúng nghĩa là bác sĩ đi”.

Cũng may, chồng tôi là người hơn ai hết hiểu được đặc thù ngành nghề của vợ mình nên luôn ủng hộ tôi hết mình. Mỗi lần có lời ra tiếng vào thì anh đều tìm cách xử yên rồi chạy về an ủi vợ. Nói chung thì để tôi có thể theo đuổi công việc mình đam mê như hiện tại, thì công lớn thuộc về anh chồng của tôi.

Chúng tôi có với nhau một cậu con trai, năm nay thằng bé 15 tuổi. Khác hoàn toàn với đám nhỏ cùng độ tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn phản nghịch thì có vẻ như con trai tôi không có quá nhiều thay đổi. Nếu có thì tất cả đều dừng ở mức tôi kiểm soát được và chồng tôi thì không thấy bị choáng váng.

Vì sao tôi nói như vậy? Đó là chồng tôi là một người đàn ông khá mong manh yếu đuối về mặt tâm lý. Anh rất giỏi và thông minh nhưng lại rất dễ tổn thương trái tim. Cùng là một chuyện, tôi thấy nó rất đỗi bình thường thì anh sẽ bị tác động tâm lý nhiều hơn rất nhiều.

Tôi với cương vị một bác sĩ tâm lý có rất nhiều bệnh nhân là trẻ dưới tuổi vị thành niên, tức là chạc chạc tuổi con tôi đã nhận thấy những dấu hiệu nho nhỏ khác thường từ cậu bé vài tháng gần đây. Bởi vậy, tôi đã nói chuyện với chồng để anh chủ động theo sát con trai để kịp thời hỗ trợ thằng bé.

Thế nhưng chồng tôi không tin. Với sự tin tưởng con trai tuyệt đối của một ông bố luôn sẵn sàng bênh con trai yêu một cách mù quáng thì tôi cũng không lấy gì làm lạ hết. Tôi định bụng khi có cơ hội sẽ từ từ phân tích để anh hiểu và nắm được tình hình.

Ấy vậy mà cơ hội đó cũng đến sớm hơn tôi dự đoán và mức độ tổn thương tinh thần của chồng tôi thì nghe chừng cũng nặng nề hơn tôi đoán.

leftcenterrightdel
 

Cậu quý tử nhà tôi đi học khá xa so với nhà, sau khi thấy quãng đường đủ an toàn nên chúng tôi đồng ý cho thằng bé đi xe đạp điện đến trường. Buổi chiều hôm trước, chồng tôi mẫn cán mang xe đạp điện của con trai ra rửa, trong quá trình đó vô tình phát hiện một hộp cà phê để bên trong cốp.

Điều đáng nói là bên trong hộp cà phê này lại không có gói cà phê nào mà thay vào đó là một bao thuốc lá đã dùng được vài điếu.

Chồng tôi thất thần mang “tang chứng vật chứng” vào nhà mách vợ. Anh nhìn tôi với ánh mắt bàng hoàng, hoảng hốt và vô vàn những cảm xúc khác.

Thậm chí, chồng tôi còn tự trách bản thân là đã cãi vợ khi tôi nói anh để ý xem con có gì bất thường không. Kế đó, anh liệt kê ra cả một bầu trời tương lai đen tối với việc con hút thuốc lá sớm.

Tôi dở khóc dở cười nhìn anh chồng nhìn thì to cao lực lưỡng, trông thì có vẻ chín chắn cứng rắn nhưng tận sâu bên trong là một trái tim mong manh đến lạ.

Chồng tôi bàng hoàng và sốc đến mức đã hỏi tôi để trị liệu tâm lý. Tôi đã phải mất cả một khá trị liệu để củng cố tinh thần cho anh rằng mọi chuyện không quá bi kịch như như anh nghĩ và mình vẫn có thể dạy dỗ và nói để con hiểu hút thuốc không phải hành động tốt.

Nhiều khi tôi cảm thấy cứ như thể mình là mẹ của 2 cậu con trai vậy. Thế nhưng không thể phủ nhận, tôi rất hạnh phúc vì có một người chồng hết lòng vì vợ con như vậy!

Mạn Ngọc