Khi được hỏi: “Mẹ chồng có nghĩa vụ phải chăm sóc cháu trai không?”, chị Hương, sống tại Thái Bình trả lời: “Không phải mẹ chồng tôi có nghĩa vụ phải chăm sóc cháu trai nhưng tôi mong mẹ có thể giúp đỡ khi chúng tôi cần.

Vợ chồng tôi đều đi làm, con cái còn nhỏ cần người chăm sóc. Tôi nghĩ mẹ chồng tôi đã nghỉ hưu, có chút thời gian rảnh rỗi, bà cũng thích trẻ con nên mong mẹ có thể giúp chăm sóc cháu trai.

Tất nhiên, tôi cũng biết mẹ chồng không có nghĩa vụ phải chăm sóc cháu trai, bà đã nuôi dạy con trai và nên tận hưởng cuộc sống của riêng mình. Tôi sẽ tôn trọng sự lựa chọn của mẹ chồng và cố gắng hết sức để bà cảm thấy thoải mái, vui vẻ”.

Ngày nay, các bậc phụ huynh đã lên chức ông bà sống hiện đại hơn rất nhiều. Có người làm quá tuổi nghỉ hưu, có người vi vu du lịch đây đó thường xuyên hoặc tham gia các hoạt động giải trí, xã hội cho người cao tuổi... Nói chung, họ đã khác xưa, không có nhiều người sẵn sàng cho việc... "ở cữ" lần nữa.

20150419074254-4

Ảnh minh họa.

Nhà tâm lý học lâm sàng Barbara Greenberg cho biết: "Một số ông bà có thể cảm thấy bực bội khi bị giao vai trò chăm sóc trẻ khi họ cảm thấy đến lúc được tận hưởng một giai đoạn trong cuộc đời mà họ có thể tự do theo đuổi những sở thích khác. Những người khác có thể cảm thấy rằng ở độ tuổi của họ, việc chăm sóc trẻ nhỏ là quá mệt mỏi, quá sức".

Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?

Lý do thể chất cá nhân

Nhiều bà phải đi qua những chặng đường khó khăn nhất của cuộc đời, tồn tại và nuôi dạy các con. Thế nên vào cái tuổi mà cơ thể muốn đình công thì họ chỉ muốn được nghỉ ngơi. Thậm chí nhiều người còn vật lộn với nhiều căn bệnh ập đến.

Chăm sóc trẻ con là một công việc vất vả. Ngoài việc lo cho trẻ ăn, uống, ngủ còn phải bận rộn khi trẻ ốm đau. Làm sao bà có thể chăm cháu tốt nếu tình trạng thể chất của bà kém?

unnamed-1-5
 

Ảnh minh họa.

Mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu không tốt

Nhiều gia đình mẹ chồng nàng dâu vốn trước kia rất tình cảm, nhưng từ khi sinh cháu ra thì bắt đầu xích mích. Nhiều bà nội có thái độ thù địch với con dâu vì họ muốn chiếm giữ con trai cho mình dù rằng đứa con đã lớn.

Một số bà nội thực ra muốn giúp đỡ việc chăm sóc con cái, nhưng vì thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với con dâu, giữa họ có khoảng cách nhất định nên không sẵn lòng giúp con chăm sóc cháu.

Hầu hết những xung đột này là do quan niệm nuôi dạy con cái và lối sống khác nhau giữa hai thế hệ.

Theo đuổi sở thích cá nhân

Theo báo cáo của Bank of America về thói quen chi tiêu của người tiêu dùng công bố tháng 5/2023, những người thuộc thế hệ Boomber (người sinh trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến 1964) đang chi tiêu nhiều hơn cho việc đi lại và ăn uống bên ngoài, nói không có thời gian để chăm sóc các cháu. Số liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng cho biết dân số của nhóm này đang sở hữu tài sản trị giá 78 nghìn tỷ USD chiếm gần nửa tổng tài sản của cả nước.

Cham-Soc-Nguoi-Gia

Ảnh minh họa.

Bà nội đã làm việc vất vả gần hết cuộc đời và muốn tận hưởng cuộc sống khi về già, chẳng hạn như đi du lịch, tụ họp bạn bè,... Tuy nhiên, nếu họ giúp con chăm sóc cháu, về cơ bản họ sẽ dành thời gian và sức lực của mình cho việc này mỗi ngày, đâu có thời gian để làm những việc mình thích?

Nhiều bà nội vì lý do nào đó mà không cáng đáng việc trông cháu. Khi đó, vợ chồng phải thỏa thuận để cùng xoay sở với việc trông con khi không được bà giúp. Nhiều người mẹ chọn giải pháp nghỉ việc, ở nhà trông con, trong khi một số khác tìm thuê người giúp việc. Đó cũng là điều bình thường bởi quan trọng là tùy hoàn cảnh, vợ chồng nên chủ động dàn xếp việc chăm con thì mọi việc sẽ sớm ổn thỏa.

Theo giadinhonline.vn