Chung Thục Như là một tiến sĩ nhân chủng học. Để nghiên cứu chợ thực phẩm Trung Quốc, trong 6 năm, cô đã đi khắp mọi miền đất nước, trải nghiệm cuộc sống của những tiểu thương...

Chợ thực phẩm toát lên một màu chân thực nhất trong cuộc sống ở thành phố. Mặc dù đông đúc và ồn ào, nhưng nó sống động và "thật".

Cô hy vọng sẽ tìm hiểu toàn bộ bức tranh của thị trường thực phẩm Trung Quốc.

Tại sao ở Trung Quốc, siêu thị không thể chiếm lĩnh chợ truyền thống? Chợ trời có ý nghĩa gì đối với cuộc sống đô thị?

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 1.

Hải sản được bày bán chủ yếu trong chợ ở Hạ Môn.

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 2.

Chợ Tam Nguyên Lý (Bắc Kinh).

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 3.

Sạp trái cây ở Hải Nam, nổi tiếng với một loạt các loại trái cây nhiệt đới.

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 4.

Chợ rau Cáp Nhĩ Tân, vào mùa đông, rau củ bị đóng băng.

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 5.

Chợ rau Côn Minh Vân Nam, với bún tào phớ, đậu phụ nướng với nước chấm gia truyền, dưa muối.

Chung Thục Như chia sẻ về sự bén duyên của mình với chợ truyền thống.

"Tôi bắt đầu tự đi chợ và nấu ăn từ năm 8 tuổi, vì vậy tôi có tình cảm đặc biệt dành cho chợ truyền thống. Trong tất cả các chuyến đi công tác, du lịch, tôi đều đến chợ địa phương để trải nghiệm".

Mỗi thành phố đều có đặc trưng riêng. Chẳng hạn như ở Quý Dương, chợ bán hơn 20 loại đậu phụ. Ở Phúc Châu, chợ được mở ở tầng trệt của tòa nhà dân cư, rất thuận tiện.

Học tiến sĩ ở Mỹ, Chung Thục Như chỉ có thể đến siêu thị để mua thức ăn cho cả tuần chất đầy tủ lạnh.

Nhưng ở Trung Quốc, siêu thị không bao giờ đấu lại chợ truyền thống.

Thực phẩm tươi ngon là linh hồn của chợ truyền thống

Chung Thục Như bắt đầu nghiên cứu ở Hải Nam.

Người dân Hải Nam thích đi dạo bên bờ biển sau bữa ăn, vì vậy cô làm khảo sát dọc đường biển. Hỏi 10 người Hải Nam, có đến 9 người đều thích đi chợ mua thực phẩm hằng ngày.

Bởi vì trong chợ trời, thịt cá, rau củ luôn tươi ngon. Tươi chính là linh hồn của chợ truyền thống Trung Quốc. 

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 7.

Chợ rau Môn Hoành Tô Châu.

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 8.

Hải sản đánh bắt trên tàu được chuyển đến chợ.

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 9.

Chợ rau Vân Nam vào mùa mưa, là thế giới của nấm.

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 10.

"Tôi đã làm một cuộc khảo sát chi tiết với hơn 100 tiểu thương, những người làm việc trung bình hơn 12 giờ một ngày và gần như không nghỉ ngơi suốt năm. Một sạp hàng nhỏ chứa đựng cuộc sống của cả một gia đình.

Tôi cùng chị Hồng, tiểu thương bán cá đến bến tàu nhập hàng, xuất phát lúc 1-2 giờ sáng, đến 5-6 giờ sáng mới đưa cá đến cửa hàng được. Chị Hồng về nhà nghỉ ngơi một chút, lại đến chợ bán cá, cho đến 7-8 giờ tối thu dọn sạp, ngày nào cũng vậy.

Tôi cũng giúp bán cá thu trong vài tháng, mặc dù mỗi ngày chỉ đi nửa buổi nhưng đã rất mệt mỏi. Từ đó mới hiểu thực phẩm tươi ngon ở chợ đều nhờ vào sự chăm chỉ của tiểu thương". 

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 11.

Trái cây và rau quả của các siêu thị nước ngoài, thịt được sản xuất thông qua dây chuyền sản xuất.

Văn hóa ẩm thực phương Tây rất khác biệt với Trung Quốc nói riêng và các nước châu Á nói chung. Định nghĩa về "tươi" cũng khác nhau.

Ví dụ như thịt lợn. Đối với người dân Hải Nam, 5 hoặc 6 giờ sáng đến chợ mua thịt tươi mới mổ. Còn người phương Tây lại nghĩ rằng sự tươi ngon đến từ chuỗi đông lạnh và công nghệ hiện đại.

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 12.

Chợ Tam Nguyên Lý ở Bắc Kinh, với 139 quầy hàng, mỗi quầy hàng đều có đặc điểm và vẻ đẹp riêng.

Chợ truyền thống - niềm hy vọng của tiểu thương để tồn tại trong thành phố lớn

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 14.

Cách quan sát thấu đáo nhất là khi chính mình cũng trở thành một tiểu thương. Trong ảnh là Chung Thục Như chụp ảnh cùng chủ hàng cá.

Chung Thục Như dành 14 tháng ở Hải Nam và đã cố gắng hết sức để trải nghiệm cuộc sống trong chợ truyền thống.

"Đầu tiên tôi dùng phương thức trực tiếp nhất. Chính là thừa dịp chủ quán rảnh rỗi thì đi bắt chuyện, cho họ biết về cuộc khảo sát của mình. Nhưng ban đầu, ai cũng nghĩ tôi là kẻ đến lừa lọc, muốn ăn cắp bí quyết kinh doanh của họ.

Sau quá trình cố gắng làm quen và tạo dựng niềm tin, tôi được gia nhập một quầy hàng bán cá rô. Tôi làm cho rất nhiều quầy hàng nhưng không cần trả công. Thế là họ đã dần tin tưởng tôi.

Đôi khi giúp bán rau, bán thịt lợn. Nhiều lúc còn được nhờ vả dạy kèm cho trẻ em, nhận hàng, giao hàng, đến bến tàu để nhập hàng.

Ghé thăm bến tàu, khu vực phân phối và nói chuyện với mọi người để tìm hiểu về nghề đánh bắt hải sản.

Trong cuộc khảo sát, Chung Thục Như đã ghi lại câu chuyện đời thực của 113 tiểu thương tại chợ Hải Nam. Trong số đó, 1/3 người đến từ các tỉnh khác, 2/3 là người Hải Nam.

Cuối cùng, Chung Thục Như dần tìm ra, một khu chợ truyền thống có ý nghĩa gì đối với dân cư trong thành phố.

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 16.

Buôn bán ở chợ truyền thống là thu nhập chính của bộ phận người đến từ nông thôn.

Trong chợ thực phẩm ở các thành phố lớn, các tiểu thương thường là những người di cư từ những vùng nông thôn lân cận. Ví dụ, tại một chợ ở Bắc Kinh, 76% tiểu thương là người nhập cư từ nông thôn.

Vốn không quá cao, thu nhập tốt, là nghề được chọn lựa nhiều nhất của người nhập cư nông thôn, chất chứa niềm hy vọng để họ có thể tồn tại giữa lòng thành phố hiện đại.

Chị Tuệ là người Hải Nam, sinh ra ở khu vực cảng cá, năm 13 tuổi chị bắt đầu theo mẹ gánh giỏ bán hàng, dạo bán cá biển trong làng, 15 tuổi tự mở quầy bán một mình. Dáng người nhỏ bé, nhưng sức lực và tiếng rao bán kêu gọi người mua thật sự không thua kém bất cứ ai.

Bí quyết kinh doanh của chị Tuệ là chăm chỉ và trung thực. "Lừa gạt người ta một lạng, giảm thọ một năm", tuyệt đối không làm ăn gian dối. Quả nhiên, chị có được một nhóm khách hàng trung thành, chủ yếu là nhà hàng, trường học...

Cuộc sống hàng ngày của tiểu thương trong chợ truyền thống.

Chị Tuệ hy vọng sẽ cung cấp cho con cái được hưởng giáo dục tốt nhất có thể, để chúng lớn lên không phải bươn chải trong chợ, có thể tìm được một công việc đàng hoàng trong thành phố.

Trong số các trường hợp Chung Thục Như khảo sát, chỉ có 17% tiểu thương có bằng trung học trở lên. Nhưng chị Tuệ không vì thế mà mất đi sự tự tin, ngược lại thường nói rằng: "Bằng cấp không bằng trải nghiệm".

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 18.
Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 21.

Gà Văn Xương ở Hải Nam.

Ngoài ra, khu vực xung quanh chợ chính là "thế giới ẩm thực" dành cho những ai đam mê ăn uống.

"Mỗi ngày trên đường đến chợ, tôi sẽ đi qua một con phố, trên đó mở đầy đủ các cửa hàng khác nhau: điểm tâm sáng, đậu nành bánh quẩy, tạp hóa...".

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 22.

Chung Thục Như ở quán trà của người đàn ông lớn tuổi họ Tiêu.

Tại một khu chợ ở Hải Nam, 61% tiểu thương và kinh doanh tiệm ăn uống duy trì mối quan hệ hợp tác tương đối ổn định. Chợ thực phẩm không chỉ kết nối với người tiêu dùng gia đình, mà còn có một số lượng lớn các quán ăn nhỏ lẻ và nhà hàng.

Nếu chợ bị xóa khỏi thành phố, hàng ngàn quán ăn, nhà hàng cũng có thể biến mất. 

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 23.

Đối với người trung niên và người cao tuổi ở Trung Quốc, mua thức ăn ở chợ là một loại giao tiếp xã hội quan trọng.

Dì Mai, sắp 70 tuổi, hoạt động giải trí quan trọng nhất của bà mỗi ngày là đi chợ. Đôi khi cũng không vì mua đồ, chỉ thích tận hưởng sự náo nhiệt, ồn ào và hương vị trong chợ rau hỗn tạp.

Dì Mai nhìn thấy rất nhiều người ở chợ bận rộn, nhiều đồ ăn tươi sống, cảm thấy mình còn trẻ trung. Nhờ đi chợ thường xuyên, dì Mai đã học được tiếng địa phương sau 10 năm đến đây sinh sống.

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 24.

Cá biển đầy màu sắc trong chợ Hải Nam đã giúp công thức nấu ăn của dì Mai trở nên phong phú hơn. Trước đây bà rất ít ăn cá biển, nhưng khi đi chợ nhiều, cá biển đầy màu sắc đã khiến bà tò mò hơn. Chợ cá mang đến cho dì Mai một cuộc sống chân thực hơn là mạng xã hội đang thịnh hành.

Vì vậy, ở một mức độ nào đó, chợ thực phẩm là nơi những người có địa vị xã hội khác nhau cùng giao lưu.

Chợ truyền thống không còn là nhu cầu của người hiện đại?

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 26.

Người trẻ tuổi ở các thành phố lớn không bao giờ coi chợ là nơi mua thực phẩm chủ yếu.

Hiệp hội thực phẩm Nam Kinh cung cấp cho Chung Thục Như một thông tin quan trọng: Trong thành phố Nam Kinh, 80% khách hàng của các chợ truyền thống là người trung niên và cao tuổi, 53% doanh thu hàng năm của các chợ đang giảm dần, vì vậy đây là một cuộc khủng hoảng rất lớn cho các chợ truyền thống.

Bây giờ những người trẻ tuổi không có thời gian nấu ăn. Sự phát triển của thương mại điện tử, sự phổ biến của các món ăn chế biến sẵn, chợ không thể đáp ứng nhu cầu của bộ phận người trẻ tuổi.

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 28.

Một góc chợ hoa Trung Quốc.

Theo chân nữ tiến sĩ trải nghiệm chợ truyền thống Trung Quốc - một nét văn hóa đang gồng mình tồn tại giữa thành thị - Ảnh 29.

Chợ lớn thứ 8 ở Hạ Môn, được xem là nơi nhộn nhịp và "đầy tình người" nhất.

Phải đối mặt với sự cạnh tranh quá lớn, chợ thực phẩm cũng đang thử nghiệm nhiều biện pháp tự cứu mình, nhưng làm thế nào để giành lại sự quan tâm của những người trẻ tuổi là một vấn đề không hề dễ dàng.

Song, "chỉ cần vẫn còn người thích mua thức ăn và nấu ăn, miễn là chính quyền vẫn còn quan tâm, chợ truyền thống sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai", Chung Thục Như hy vọng.

(Nguồn: Thepaper)

PHAN