Rạp chiếu phim tại Bhutan phổ biến vào cuối những năm 1980, khi truyền hình vẫn còn bị cấm. Hiện nay, ngành công nghiệp điện ảnh tại đây đang bùng nổ với 25-30 bộ phim được phát hành mỗi năm, xoay quanh chủ đề về những câu chuyện tình yêu và đạo đức Phật giáo. Hiệp hội Điện ảnh nước này công bố đầu tư 90 triệu USD để xây dựng "Thành phố điện ảnh". Ảnh: Vlad Sokhin

Hầu hết tất cả người dân Bhutan đều mặc quốc phục, song nhiều người đang chờ đợi những cải cách triệt để, vừa duy trì bản sắc, vừa cho phép họ tự do ăn mặc hơn. Trong ảnh là Sonam và Chundutsering, đồng sáng lập nhóm nhạc trẻ "Awesome Crew", trên quảng trường chính tại Paro, thành phố lớn thứ 2 Bhutan. Ảnh: Vlad Sokhin

Ở drayang, các cô gái biểu diễn điệu nhảy truyền thống cho nam giới để lấy tiền và cung cấp số điện thoại của mình. Ảnh: Vlad Sokhin

Ở Bhutan tồn tại một hình thức quán bar tên là "drayang", nơi kết hợp giữa quán bar, câu lạc bộ khiêu vũ và trong một số trường hợp là nhà chứa. Đây là một khía cạnh khá phổ biến nhưng tương đối "kín tiếng" với khách du lịch tại quốc gia này. Ảnh: Vlad Sokhin

Ở Bhutan, bạn sẽ không thể tìm thấy thuốc lá vì chúng bị cấm buôn bán và sử dụng. Câu lạc bộ Space 34 là một trong số ít nơi trên cả nước cho phép hút thuốc trong nhà. Ảnh: Vlad Sokhin

Nhắc đến Bhutan, du khách thường nghĩ tới những ngôi chùa, Phật giáo và nhịp sống thanh tịnh, song quốc gia này có những "góc khuất" ít người biết. Thanh niên Bhutan đang khiêu vũ trong hộp đêm Space 34, tại thủ đô Thimphu. Câu lạc bộ này tập trung những người trẻ giàu có tại địa phương và người nước ngoài sống ở Bhutan. Ảnh: Vlad Sokhin

Trong phần lớn lịch sử của mình, quốc gia này cô lập với thế giới bên ngoài. Lệnh cấm truyền hình và Internet được gỡ bỏ từ năm 1999. Trong ảnh là một hướng dẫn viên du lịch đợi khách dùng bữa trưa tại nhà hàng. Tất cả du khách đến Bhutan cần chi trả tối thiểu 250 USD/ngày và được cung cấp một hướng dẫn viên kiểm soát những gì họ được thấy. Du khách có thể đi dạo mà không có người hướng dẫn, song không được khuyến khích. Ảnh: Vlad Sokhin

Quốc gia này sử dụng chỉ số hạnh phúc (GNH) làm thước đo về tiến bộ quốc gia thay vì các chỉ số kinh tế như GDP hay GNP. Bốn tiêu chí để đánh giá GNH gồm: phát triển kinh tế hài hoà, quản trị hành chính hiệu quả, thúc đẩy văn hoá, bảo vệ môi trường. Ảnh: Vlad Sokhin

Bhutan nổi tiếng trong giới du lịch, được nhiều người đặt tên là "quốc gia hạnh phúc nhất thế giới". Nhịp sống bình dị, cảnh đẹp hoang sơ là điều thu hút du khách đến thăm nơi này. Ảnh: Nguyễn Nhất Vũ

Theo vnexpress