Đó chính là Nyhavn, tiếng Anh New Harbour (Tân Cảng), là điểm đến "phải tới" ở Copenhagen, Đan Mạch, nổi tiếng với những ngôi nhà đa sắc được xây dựng theo phong cách kiến trúc Scandinavia dọc hai bên kênh đào có từ thế kỷ 16.

Tân Cảng có gì mà ai tới Đan Mạch cũng phải ghé qua? - Ảnh 1.

Nằm ở trung tâm thủ đô Copenhagen, Tân Cảng thu hút du khách đông nghịt vào mùa hè. Ở cuối kênh đào có mỏ neo tưởng niệm những người Đan Mạch hy sinh trong Thế chiến thứ hai được khánh thành vào năm 1951. Tuy nhiên, mỏ neo này được lấy từ con tàu ở thế kỷ 18

NT TÂM

Tân Cảng có gì mà ai tới Đan Mạch cũng phải ghé qua? - Ảnh 2.

Con kênh được đào bởi những tù nhân chiến tranh trong giai đoạn từ 1658 - 1660, trở thành cửa ngõ từ biển vào nội thành cũ. Lúc đó, khu vực kênh đào thông đến Kongens Nytorv (The Kings Square), nơi các con tàu bốc dỡ hàng hóa và ngư dân ra khơi đánh bắt. Ngày nay, cả khu vực rộng lớn này trở thành khu phố ăn uống, vui chơi giải trí. Không chỉ được xem là "quán bar ngoài trời" dài nhất Bắc Âu, với chiều dài mỗi bên khoảng 500m

Tân Cảng có gì mà ai tới Đan Mạch cũng phải ghé qua? - Ảnh 3.

Các hoạt động thương mại và vận chuyển xung quanh Nyhavn góp phần khiến Copenhagen có một giai đoạn vàng son trong quá khứ. Nhiều ngôi nhà đầy màu sắc không lẫn vào đâu được xung quanh kênh Nyhavn dọc theo hai bờ bến cảng lịch sử gần 400 năm ngày nay cũng vàng son không kém khi trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách

Tân Cảng có gì mà ai tới Đan Mạch cũng phải ghé qua? - Ảnh 4.

Tân Cảng là địa điểm lịch sử được ghé thăm nhiều nhất ở Copenhagen

Tân Cảng có gì mà ai tới Đan Mạch cũng phải ghé qua? - Ảnh 5.

Người Copenhagen yêu Tân Cảng bởi nơi này là chốn "hít thở gió biển" qua nhiều thế hệ. Khi tất cả các quán bar, nhà hàng, câu lạc bộ đêm, điểm biểu diễn nhạc sống mở cửa vào mùa xuân hoặc khi điều kiện thời tiết cho phép, người dân địa phương tới nơi này tận hưởng cuộc sống ngoài trời. Họ hòa vào dòng du khách từ khắp nơi trên thế giới khiến cả khu vực đông đúc hơn bao giờ hết

Tân Cảng có gì mà ai tới Đan Mạch cũng phải ghé qua? - Ảnh 6.

Trên bờ là thế, dưới dòng kênh chật ních những con tàu gỗ cũ tạo nên bầu không khí hàng hải từ thời xa xưa, giai đoạn những năm từ 1780 - 1810 khi Nyhavn là trung tâm chính của mọi hoạt động thương mại bằng tàu ở Copenhagen

Tân Cảng có gì mà ai tới Đan Mạch cũng phải ghé qua? - Ảnh 7.

Các tòa nhà cổ được sơn bằng nhiều màu sắc hấp dẫn và thiết kế với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau có từ thế kỷ 17

Tân Cảng có gì mà ai tới Đan Mạch cũng phải ghé qua? - Ảnh 8.

Nhà văn viết truyện cổ tích nổi tiếng Hans Christian Andersen, tác giả của Nàng tiên cá, từng sống ở nhà số 20 từ 1834 - 1838, nơi ông viết những truyện đầu tiên

Tân Cảng có gì mà ai tới Đan Mạch cũng phải ghé qua? - Ảnh 9.

Sau đó, Anderson cũng sống ở phía đối diện của Tân Cảng trong số nhà 67 từ 1845 - 1864. Những năm cuối đời ông sống ở nhà số 18

Tân Cảng có gì mà ai tới Đan Mạch cũng phải ghé qua? - Ảnh 10.

Có rất nhiều nhà hàng, quán bar và quán cà phê dọc theo bến cảng nhìn ra kênh Nyhavn với những chiếc thuyền buồm gỗ cũ kỹ tạo nên bầu không khí biển cả đặc biệt

Tân Cảng có gì mà ai tới Đan Mạch cũng phải ghé qua? - Ảnh 11.

Nhưng ít ai biết rằng, nơi này trong suốt nhiều thế kỷ là phố đèn đỏ khét tiếng, cho đến tận những năm 1960 mới bị xóa sổ.

NT TÂM

Theo Thanh niên