leftcenterrightdel
 Mai Anh trải nghiệm lần đầu cưỡi lạc đà tại Ai Cập.

Đỗ Mai Anh (sinh sống tại Hải Phòng) vẫn chưa hết choáng ngợp khi nhớ về sa mạc và những tuyệt tác kiến trúc tại Ai Cập. Tháng 11/2023, cô có chuyến đi 14 ngày đến “vùng đất của những vị thần". Kim tự tháp, đền thờ, sông Nile, Biển Đỏ… làm xiêu lòng du khách này với tất cả sự kỳ vĩ và ngoạn mục.

Nhưng ấn tượng nhất với Mai Anh chính là sự hiếu khách của người dân bản địa, ở mọi lứa tuổi và giới tính. "Cảm giác như người nổi tiếng" là suy nghĩ của cô khi mỗi ngày tham quan thành phố đều có hàng trăm người chào hỏi hoặc xin cùng chụp ảnh.

Ai Cập không chỉ có kim tự tháp

Những ngày đầu tiên ở Ai Cập, Mai Anh đến thủ đô Cairo, tham quan quần thể kim tự tháp Giza cổ đại. Đây là công trình duy nhất còn tồn tại trong 7 kỳ quan cổ đại của thế giới, được xây dựng bởi con người.

"Kim tự tháp này đã tồn tại hơn 4.000. Tại đây, tôi được lắng nghe giai thoại về những xác ướp nghìn năm tuổi cùng lời nguyền bí ẩn của các Pharaoh cổ đại", cô nói.

leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
 Chuyến du lịch Ai Cập bao gồm lịch trình tham quan kim tự tháp, các đề thờ, Biển Đỏ cũng như một số thành phố nổi tiếng.

Người ta nghĩ đến Ai Cập với những sa mạc bỏng cháy, nhưng Biển Đỏ tại đất nước này cũng là nơi thu hút đông đảo du khách. Dù không biết bơi, Mai Anh vẫn muốn thử sức lặn tại vùng biển này. Nước biển tại đây trong suốt như pha lê, ấm áp cả năm với nhiệt độ nước trung bình 30 độ C.

"Khi mới xuống nước, tôi suýt ngạt nước vì ngậm ống thở sai kỹ thuật. Hướng dẫn viên đưa tôi lên mặt nước kịp thời, sau đó chỉ lại cho tôi cách sử dụng ống thở đúng cách. Dưới đại dương, tôi tận mắt những đàn cá từ lớn đến nhỏ bơi qua lại, cùng những rạn san hô màu sắc nối tiếp nhau", Mai Anh kể.

Tiếp nối hành trình, nữ du khách đến thành phố Luxor ở thượng Ai Cập, tham quan nhiều đền thờ cổ kính. Không kỳ vĩ như kim tự tháp, nhưng những đền thờ này cũng mang nét kiến trúc tinh xảo, tráng lệ cùng nhiều câu chuyện ma mị đầy thu hút.

leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
Kim tự tháp và khung cảnh kỳ vĩ nhìn từ khinh khí cầu khiến Mai Anh choáng ngợp. 

 

Tại Luxor, Mai Anh ấn tượng nhất với hành trình bay khinh khí cầu, chiêm ngưỡng toàn cảnh quần thể kiến trúc cổ đại từ trên cao.

"Khinh khí cầu sẽ bay dọc bờ Tây sông Nile từ Bắc xuống Nam. Trong hành trình này, tôi được chiêm ngưỡng thung lũng của các vị vua, đền thờ Hatshepsut, đền thờ Amenhotep III ở hướng Tây", cô nói.

Về ẩm thực địa phương, Mai Anh nhận xét món ăn Ai Cập có mùi vị rất đặc trưng với các món phổ biến như gà nướng, thịt cừu, hoàn toàn không có thịt lợn hay hải sản như mực, tôm… Nếu không quen các đồ ăn nặng mùi của Ả-rập và Ấn Độ, du khách sẽ thấy khó làm quen với những món này.

leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
 Trải nghiệm lặn tại Biển Đỏ trở thành kỷ niệm đáng nhớ với Mai Anh.

 

Như đã tâm sự với Tri Thức - Znews, điều khiến Mai Anh bất ngờ nhất với Ai Cập chính là nụ cười và sự mến khách.

Mỗi khi đặt chân đến các địa điểm tham quan, người dân địa phương đều vẫy tay chào thân thiện và ngỏ ý muốn chụp hình cùng cô cũng như nhiều du khách khác. Chính sự gần gũi, thân thiện của người dân địa phương khiến cô nàng thêm yêu mến chuyến đi, cảm thấy hào hứng hơn cho những hành trình phía trước.

"Bác tài xế taxi và nhiều người lạ trên đường đều giơ tay chào, họ hỏi tôi đến từ đâu, vài người còn cầm điện thoại lên và xin chụp hình. Điều này khiến tôi cảm giác mình như người nổi tiếng. Tôi nhớ nhất một cô gái muốn chụp hình với tôi nhưng chỉ đứng từ xa. Khoảng 10 phút sau, cô ấy nhờ chồng đến hỏi tôi rằng có thể chụp hình với tôi không", Mai Anh chia sẻ.

leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
 Nhiều người địa phương muốn chụp ảnh cùng Mai Anh và một khu chợ hàng lưu niệm tại thủ đô Cairo.

Một lần khác, Mai Anh cần xuất phát từ 3h sáng đến địa điểm tham quan đền Abu Simbel, nơi cách thành phố Aswan 300 km. Tuy nhiên, vào hôm đó, chủ nhà - người nhận sẽ chở cô đến địa điểm tham quan - lại ngủ quên.

"Lúc dẫn tôi ra đường lớn để bắt chiếc xe khác, bác chủ nhà chạy rất nhanh và nói tôi thong thả thôi, không phải chạy theo. Thì ra, bác ấy tranh thủ chạy đi mua gói bánh, túi sữa cho tôi, chạy theo xe và nhét vào tay tôi, nói rằng xin lỗi vì đã ngủ quên", cô kể lại.

Mặc cả như người bản địa

Ngày đầu tiên ở Ai Cập, khi vừa hạ cánh xuống sân bay tại Cairo, Mai Anh gọi một chiếc taxi để về khách sạn. Định chấp nhận mức giá mà tài xế đưa ra, nhưng một người dân đứng gần nói nhỏ với cô rằng nên đặt xe khác bởi con số đó quá cao.

"Bác tài đề xuất 20 USD (khoảng 500.000 đồng) cho quãng đường dài 4 km. Sau khi được người địa phương nhắc nhở, tôi đã quyết định đặt xe công nghệ và chỉ mất chi phí bằng 1/4", cô nói.

Sự việc trên cũng tạo ấn tượng cho Mai Anh về sự thân thiện của người dân bản địa cũng như học cách mặc cả, trả giá tại thành phố du lịch này.

leftcenterrightdel
 Lạc đà là cách thức di chuyển phổ biến tại Ai Cập, cũng là hình thức trải nghiệm đối với du khách. 

Một lần khác, tại chợ cổ Khan El Khalili ở Cairo, nữ du khách muốn mua chiếc bàn cờ. Ban đầu, chủ sạp báo giá 5.000 EGP (khoảng 2,6 triệu đồng), Mai Anh thử trả giá xuống 3 lần và chờ đối phương phản đối. Tuy nhiên, người bán lại lập tức đồng ý với nụ cười vui vẻ. Sau một số lần mua sắm hàng lưu niệm tại chợ tại Ai Cập, cô rút ra bài học nên trả giá còn 1/4.

"Không chỉ ở Ai Cập, nhiều địa điểm du lịch ở các quốc gia khác cũng có phong cách mặc cả như vậy. Tôi thấy việc này rất bình thường và vui vẻ khi trả giá nhiều lần lúc mua hàng. Một món đồ tại Ai Cập, họ có thể giảm giá trên 5 lần", cô cho hay.

Theo lifestyle.znews