Ngày 1.8, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp cùng Sở VH-TT Đà Nẵng tổ chức mở cửa di tích Hải Vân quan, đón du khách sau hơn 2 năm trùng tu. Di tích Hải Vân quan sẽ mở cửa miễn phí đến khi 2 địa phương Thừa Thiên - Huế và TP.Đà Nẵng thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp.
|
|
Hải Vân quan sau quá trình trùng tu từ góc nhìn trên cao |
|
|
Du khách trong và ngoài nước tham quan Hải Vân quan trong ngày đầu mở cửa trở lại |
Trong thời gian này, các đơn vị liên quan tiếp tục thu ý kiến của cộng đồng để hoàn chỉnh phương án, hoàn thiện các thiết chế dịch vụ đảm bảo an toàn tốt nhất cho du khách.
Ông Phan Văn Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, việc trùng tu Hải Vân quan đến nay cơ bản đã đảm bảo phục hồi, tu bổ lại một số hạng mục công trình gốc như cổng "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (hướng về Đà Nẵng), cổng Hải Vân quan (hướng về Thừa Thiên - Huế), nhà trú sở, hệ thống trường thành…
|
|
Hệ thống tường thành, lối đi lên cổng "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" quan được trùng tu |
Theo ông Tuấn, đơn vị thi công đã dựa trên các hồ sơ khảo sát, tư liệu khảo cổ để xây dựng phương án trùng tu phù hợp đối với các hạng mục công trình còn nguyên trạng, nhằm giữ được giá trị kiến trúc lịch sử quân sự của di tích. Các hạng mục chưa có tư liệu hoặc nghiên cứu trên địa hình thì sẽ có phương án trùng tu về sau.
Trong quá trình trùng tu, tu bổ, đơn vị thi công đã sử dụng những gạch đá lấy trong khu vực để hài hòa đồng nhất về tổng thể, tuân thủ đảm bảo quy định, nguyên tắc bảo quản tu bổ di tích.
Do thời tiết khí hậu trên đỉnh đèo phức tạp, nên đến nay di tích này vẫn thiếu hạ tầng, nguồn nước sinh hoạt công cộng. Nếu đi vào khai thác di tích Hải Vân quan cần có dự án thiết kế đầy đủ hạ tầng thống nhất như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh… để đảm bảo điều kiện cho du khách.
Trong ngày đầu mở cửa, di tích này đã đón rất đông du khách. Chị Lê Thanh (34 tuổi, du khách Hà Nội) bày tỏ sự thích thú khi là một trong những vị khách đầu tiên tham quan Hải Vân quan sau hơn 1 năm đóng cửa. "Mình thấy công trình trùng tu vẫn giữ được những nét cổ kính. Đến nay mình được nghe về lịch sử, có tầm nhìn rộng, không khí trong lành, rất lý tưởng để phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh sắc hùng vĩ của đèo Hải Vân, thành phố Đà Nẵng xinh đẹp", chị Thanh nói.
Nhân dịp này, cùng Thanh Niên nhìn lại di tích Hải Vân quan trong quá trình hình thành, trải qua thăng trầm lịch sử và sau khi được trùng tu.
|
|
Hải Vân Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao 496 m so với mặt nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã - Hải Vân |
|
|
Đây là một đồn lũy quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, nhà trú sở, pháo đài thần công, |
|
|
Hình ảnh Hải Vân quan năm 2019 (trước thời gian được trùng tu) |
|
|
Năm 2021, di tích này được 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng đầu tư hơn 42 tỉ đồng để trùng tu |
|
|
Hải Vân quan nằm trên địa phận TT.Lăng Cô, H.Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) và P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng), cách trung tâm TP.Huế khoảng 90 km về phía nam, trung tâm TP.Đà Nẵng khoảng 28 km về phía bắc |
|
|
Đây là di tích đầu tiên tại Việt Nam được trùng tu bởi sự phối hợp và nguồn kinh phí của 2 tỉnh |
|
|
Khu nhà ở của lính canh ở Hải Vân quan từng hư hại đã được trùng tu, trở thành nơi nghỉ ngơi, làm việc của lực lượng bảo vệ |
|
|
Cổng "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" sau khi trùng tu |
|
|
Trong thời gian này, các đơn vị liên quan tiếp tục tiếp thu ý kiến của cộng đồng để hoàn chỉnh phương án, hoàn thiện các thiết chế dịch vụ đảm bảo an toàn tốt nhất cho du khách. |
Theo Thanh niên