Thành phố đảo phải có các ngành du lịch - thương mại - công nghệ cao đảm bảo chỉ tiêu. Dưới đây là 10 thành phố biển đảo nổi tiếng thế giới.

Nesebar, Bulgaria

Mặc dù còn có tên gọi là "Viên ngọc của biển Đen", thành phố Nesebar ở Bulgaria thường bị các du khách bỏ qua. Ở bán đảo này, bạn có thể nhìn thấy con đường nhỏ xây từ thời kì hoàng kim của thành phố, nối liền nó với đất liền. Hòn đảo có những ngôi nhà thờ tuyệt đẹp luôn vang vọng tiếng chuông giữa vùng biển sâu thẳm.

Lindau, Đức


Lindau nằm ở vùng biên giới của Áo, Thụy Điển, và Đức. Bồng bềnh giữa hồ Constance, hòn đảo nối với nước Đức bằng một cây cầu và đường sắt. Chuyến du hành trên tàu dẫn vào thế giới tuyệt đẹp này giống như một giấc mơ. Nơi đây đại diện cho vẻ đẹp duyên dáng của vùng bắc Âu.

Santa Cruz del Islote, Colombia


Mặc dù thị trấn này chỉ rộng khoảng 1 hecta nhưng có đến 1.200 người sinh sống khiến Santa Cruz trở thành một trong những nơi đông dân nhất thế giới. Điều này dễ hiểu vì ai cũng muốn sống tại viên ngọc nằm giữa biển xanh ngắt của Caribbean. Vì thế, chỉ cần có một kẻ dại dột rời khỏi đây, ngay lập tức sẽ có người thế chân vào vị trí của họ.

Isola dei Pescatori, Ý


Hòn đảo này không phải là một thành phố, mặc dù nó có cư dân thường trú và hai ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ là đánh bắt cá và du lịch. Nằm ở Lago Maggiore là 50 người may mắn sinh sống cùng gia đình mặc dù họ phải đối mặt với việc ngập lụt khá thường xuyên. Thời gian đẹp nhất để thăm quan đảo là khi mùa mưa chấm dứt, lúc đó thiên nhiên trở nên tuyệt đẹp và thơ mộng.

Mexcaltitan, Mexico


Một thành phố đảo khác là Mexcaltitan ở Mexico. Thực chất, đây là một hòn đảo nhân tạo và được coi là nơi ở của các thần Aztec. Mùa mưa kéo dài suốt mùa hè, người dân phải di chuyển bằng thuyền trong thời gian này. Tôm ở trên đảo nổi tiếng ngon đến mức các vị thần Aztec cũng phải hài lòng.

Trogir, Croatia


Croatia đang nhanh chóng trở thành một trong những đất nước châu Âu được ưa thích nhất thế giới, thế nhưng không nơi nào ở đây có thể so sánh với thị trấn nhỏ bé tuyệt vời Trogir. Là một thành phố Trung cổ được bảo quản trong tình trạng rất tốt, Trogir có các nhà hàng, phòng tranh và các địa điểm thăm quan thần thánh.Bạn cũng gặp ở đây các pháo đài – đại diện cho sức mạnh quân sự mà đất nước nhỏ bé của châu Âu đã từng có.

Flores, Guatemala


Flores neo với đất liền bởi một con đường đất hẹp với mục đích nối vùng đất trong mơ với thực tế bên ngoài. Nó nằm giữa hồ Peten Itza và là phần cuối cùng của Maya rơi vào tay những nhà khám phá Tây Ban Nha vào năm 1697. Ngày nay, hòn đảo được nhận ra với những ngôi nhà mái đỏ, khách sạn, nhà hàng, nhà thờ, và là nơi tuyệt diệu để tận hưởng một kì nghỉ đô thị khác biệt.

Malé, Maldives


Male là một hòn đảo kì diệu với 100.000 cư dân. Các điều kiện sinh hoạt tối thiểu trên đảo như điện và nước đến từ đất liền rất ít nên việc hòn đảo tự duy trì cuộc sống của nó trong trạng thái biệt lập là một điều đáng ngạc nhiên. Đảo Male có rất nhiều đầm phá, là nơi tuyệt đẹp cho bơi lội và chèo thuyền.

Manhattan, Mỹ


Là biểu tượng của New York, Manhattan là nơi mà bất kì ai cũng mong ước đặt chân tới. Lịch sử của thành phố đảo này khá li kỳ, nó được truyền từ người Lenapes bản địa, sang người Hà Lan, và người Anh – những người đã sử dụng hòn đảo như một cách để thống trị phần lớn vùng đất liền gần đó. Manhattan thật sự là một hòn đảo nổi tiếng, vượt ra ngoài giới hạn của chính nó.

Venice, Ý


Venice là nguyên mẫu nổi bật nhất cho các thành phố đảo. Nó bao gồm 117 hòn đảo, nối với nhau bằng gần 500 cây cầu. Để đi vòng quanh Venice, bạn cần lựa chọn hoặc đi bộ hoặc bằng thuyền. Tuy nhiên, ngập lụt đang phá hủy thành phố xinh đẹp này. Mỗi thế kỉ, thành phố này chìm xuống thêm 22cm, khiến quảng trường San Marco liên tục bị ngập trong phần lớn thời gian của mùa thu và đông. Nếu không có biện pháp khắc phục, Venice sẽ có nguy cơ biến mất hoàn toàn.

Phú Quốc, Việt Nam


Huyện đảo Phú Quốc có diện tích 589,275km2, những năm qua đã trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quốc gia và quốc tế. Thời gian gần đây, đảo Phú Quốc đã trở thành trung tâm tài chính, đầu mối giao thông vận tải và hàng không quốc tế. Từ năm 2004, Phú Quốc đã được quy hoạch để trở thành một thành phố biển, đảo trực thuộc tỉnh Kiên Giang, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp, trung tâm khoa học của quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

UBND tỉnh Kiên Giang xin Chính phủ và Bộ Nội vụ cho chủ trương xây dựng Đề án thành lập đơn vị Thành phố Phú Quốc trực thuộc tỉnh, nhằm tạo điều kiện cho Phú Quốc phát huy tốt hơn các tiềm năng và phù hợp với tình hình thực tế của huyện đảo có đông dân (120.000người) và lớn nhất nước này (gần 600.000 km2). Đây cũng là tạo tiền đề sau này nếu Phú Quốc được nâng lên Đặc khu. 

Theo thoidai