Siêu tàu Caribbean Princess.

Tàu “Caribbean Princess” có kích thước Neopanamax, kích thước phù hợp với các âu tàu thế hệ mới, có thể chở gấp 3 lần số lượng container so với Panamax cỡ nhỏ hơn. 

Dự án mở rộng, nâng cấp kênh đào Panama được khởi công từ năm 2007 với kinh phí đầu tư 5,6 tỷ USD và được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2016. Kênh đào Panama mở rộng hiện có khả năng tiếp nhận các siêu tàu với sức chứa tới 14.000 TEU và dài đến 457m, gấp 3 lần công suất trước đó.

Ban Quản lý kênh đào Panama (ACP) dự kiến hơn 230 tàu khách Neopanamax, trong đó có siêu tàu Norwegian Bliss (Mỹ) chuyên chở tới 4.200 du khách, sẽ đi qua kênh đào Panama mở rộng trong mùa du lịch này.

Bình quân hằng năm, khoảng 6% lượng hàng hóa thương mại thế giới đi qua đây. Mỹ là nước đầu tiên sử dụng tuyến đường biển xuyên lục địa này và cũng là nước có khối lượng hàng hóa và tàu bè qua lại đây nhiều nhất.Kênh đào Panama được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào tháng 8/1914, đóng vai trò huyết mạch nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương và là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới, giúp rút ngắn hành trình giao thông đường biển giữa hai bờ đại dương.

Chỉ tính riêng từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2017, số lượng hàng hóa Mỹ đi qua kênh đào chiếm 68,7% tổng số lượng hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama, tiếp đến là Trung Quốc với 30,7% và Nhật Bản với 11,6%.

Theo ACP, sẽ có hơn 1 triệu lượt tàu bè qua lại kênh đào Panama mở rộng mỗi năm với khối lượng hàng hóa lên tới 600 triệu tấn, chiếm 12% lượng hàng hóa thương mại thế giới. Ban Quản lý kênh đào Panama dự báo nguồn thu từ kênh đào sẽ đạt 2,1 tỷ USD tới năm 2021.

Theo Thế giới và Việt Nam