Đầu bếp khoe món chả lợn viên chay trong nhà hàng ở Bangkok hôm 4/9. Ảnh: AFP

Songpol khẳng định dù là món ăn thuần chay, nó vẫn mang hương vị giống hệt món mặn. "Nó có kết cấu, hương vị của thịt lợn. Bí quyết nằm ở kỹ thuật chế biến", anh nói trong căn bếp của nhà hàng You & Me tại một khách sạn ở Bangkok.

Tuy nhiên, Songpol thừa nhận một số thực khách vẫn tỏ ý nghi ngờ về giá trị của thịt nhân tạo khi thay thế thịt thật trong các công thức nấu ăn cổ truyền tại đất nước luôn tự hào về nền ẩm thực của mình. "Họ không muốn thực phẩm chế biến từ thực vật được sử dụng trong món ăn Thái", anh nói.

Các nhà sản xuất thực phẩm toàn cầu đang chạy đua để chiếm lĩnh thị phần "protein chay", lĩnh vực có thể có giá trị lên tới 140 tỷ USD trong một thập kỷ tới, khi các mối quan tâm về môi trường, đạo đức và sức khỏe thúc đẩy ngành công nghiệp này bùng nổ, theo ước tính của ngân hàng Barclay.

Cổ phiếu của Beyon Meat, nhà sản xuất bánh burger không có thịt bò, tăng vọt từ 25 USD lên hơn 65 USD trên sàn giao dịch phố Wall hồi tháng 5, thúc đẩy sự chú ý của các nhà đầu tư và người tiêu dùng thích ăn chay.

Burger King, chuỗi nhà hàng bán bánh kẹp thịt nổi tiếng thế giới, đã bán món bánh kẹp không thịt bò "Impossible Whopper" tại nhiều cửa hàng ở Mỹ. KFC cũng cho thử bán món cánh gà và gà viên chay, trong khi các sản phẩm sữa hạt, phô mai và thậm chí cả hải sản làm từ hạt đang phát triển nhanh.

Trong lúc xu hướng này tiến vào ngành công nghiệp thịt khổng lồ của Mỹ, những người cổ vũ protein chay cũng đang để mắt tới các thị trường mới, bao gồm châu Á, nơi hàng triệu người có chế độ ăn giàu thịt cá.

Thịt lợn nói riêng luôn luôn có mặt trong các món ăn khắp châu Á. Món pad kra phao của Songpol được làm từ một loại thịt lợn nhân tạo thương hiệu Omnimeat. Thịt làm từ đậu Hà Lan, nấm hương, gạo và đậu nành do công ty Green Monday có trụ sở tại Hong Kong sản xuất.

"Nó được làm ra nhằm phục vụ ẩm thực châu Á", CEO David Yeung nói.

Sau Singapore, nơi thương hiệu Omnimeat ra mắt tại các nhà hàng năm ngoái, Thái Lan, đất nước phần lớn người dân theo đạo Phật, trở thành nơi thử nghiệm mới ở Đông Nam Á cho sản phẩm thịt lợn nhân tạo.

Nhưng thay đổi khẩu vị và thói quen ẩm thực của người châu Á "vô cùng khó khăn", Yeung thừa nhận.

Tại Mỹ, ngành thực phẩm chay chiếm chưa tới 1% ngành công nghiệp thịt. Châu Á đặt ra những thách thức tương tự, từ việc phổ biến món thịt chay tới làm thế nào để hấp dẫn người mua do giá thành cao hơn.

Món pad kra phao ở nhà hàng You & Me có giá 8 USD một đĩa, đắt hơn 4 lần so với món ăn chế biến từ thịt thật trên đường phố Bangkok. Các nhà phê bình cho rằng nhiều sản phẩm mới có nguồn gốc thực vật thực chất vẫn là sản phẩm qua chế biến và không có lợi cho sức khỏe như quảng cáo.

Nhưng một cuộc khảo sát năm 2018 do công ty nghiên cứu thị trường Mintel tiến hành cho thấy hơn một nửa người tiêu dùng ở thành thị Thái Lan cho hay họ có dự định cắt giảm lượng thịt tiêu thụ.

Từng bước một, các công ty trong khu vực đang "bắt đầu bước vào lĩnh vực này và thu hút nhiều đầu tư hơn", Michelle Teodoro, nhà phân tích thực phẩm và dinh dưỡng ở Mintel, nói.

Từ Nhật Bản tới Philippines, các công ty đang bắt kịp với các nhà sản xuất thịt nhân tạo trong những giao dịch trị giá hàng trăm triệu đôla. Temasek Holdings, công ty thuộc sở hữu nhà nước của Singapore, gần đây đã đầu tư vào Perfect Day Foods sản xuất món kem không làm từ sữa bò.

Sau Singapore, nơi thương hiệu Omnimeat ra mắt tại các nhà hàng năm ngoái, Thái Lan, đất nước phần lớn người dân theo đạo Phật, trở thành nơi thử nghiệm mới ở Đông Nam Á cho sản phẩm thịt lợn nhân tạo.

Nhưng thay đổi khẩu vị và thói quen ẩm thực của người châu Á "vô cùng khó khăn", Yeung thừa nhận.

Tại Mỹ, ngành thực phẩm chay chiếm chưa tới 1% ngành công nghiệp thịt. Châu Á đặt ra những thách thức tương tự, từ việc phổ biến món thịt chay tới làm thế nào để hấp dẫn người mua do giá thành cao hơn.

Diane Piroon, người ăn chay trường, thử món pad kra phao trong nhà hàng ở Bangkok hôm 4/9. Ảnh: AFP.

Món pad kra phao ở nhà hàng You & Me có giá 8 USD một đĩa, đắt hơn 4 lần so với món ăn chế biến từ thịt thật trên đường phố Bangkok. Các nhà phê bình cho rằng nhiều sản phẩm mới có nguồn gốc thực vật thực chất vẫn là sản phẩm qua chế biến và không có lợi cho sức khỏe như quảng cáo.

Nhưng một cuộc khảo sát năm 2018 do công ty nghiên cứu thị trường Mintel tiến hành cho thấy hơn một nửa người tiêu dùng ở thành thị Thái Lan cho hay họ có dự định cắt giảm lượng thịt tiêu thụ.

Từng bước một, các công ty trong khu vực đang "bắt đầu bước vào lĩnh vực này và thu hút nhiều đầu tư hơn", Michelle Teodoro, nhà phân tích thực phẩm và dinh dưỡng ở Mintel, nói.

Từ Nhật Bản tới Philippines, các công ty đang bắt kịp với các nhà sản xuất thịt nhân tạo trong những giao dịch trị giá hàng trăm triệu đôla. Temasek Holdings, công ty thuộc sở hữu nhà nước của Singapore, gần đây đã đầu tư vào Perfect Day Foods sản xuất món kem không làm từ sữa bò.

Diane Piroon, một giáo viên mẫu giáo ở Thái Lan, đã thử món pad kra phao làm từ thịt chay cho bữa tối trong nhà hàng ở Bangkok.

"Nó có vị như thịt lợn thật", cô nói, nhưng không quên cảnh báo "Người Thái thích ăn thịt. Cái khó là khiến họ thay đổi thứ mà họ đã gắn bó lâu nay".

Theo vnexpress