Nếu bạn cố gắng luộc trứng trong lò vi sóng, bạn có thể sẽ kết thúc với một mớ hỗn độn lớn hoặc phỏng tay! Nhiệt nhanh từ lò vi sóng tạo ra rất nhiều hơi nước trong trứng, không có chỗ thoát. Trứng nổ rất khó để làm sạch, theo
Thịt đông lạnh rất khó để rã đông trong lò vi sóng: Các cạnh mỏng hơn bắt đầu nóng lên trong khi phần giữa dày hơn vẫn bị đóng băng. Và nếu lò vi sóng không quay thức ăn trong khi nấu, cũng có thể dẫn đến sự phân phối nhiệt không đều, có thể cho phép vi khuẩn phát triển.
Cách an toàn nhất để rã đông thịt là để qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh.
Không chỉ lò vi sóng làm ấm sữa mẹ đông lạnh không đồng đều, mà có thể tạo ra các điểm nóng làm bỏng miệng bé nhạy cảm.
Nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng phương pháp làm nóng này có thể phá hủy một số protein tăng cường miễn dịch có trong sữa, đặc biệt là ở mức năng lượng cao. Tốt nhất là làm nóng một ly nước rồi đặt bình sữa mẹ vào, để đến nhiệt độ phòng, theo Reader’s Digest.
4. Đồ đựng bằng sứ có tay cầm kim loại
Không thể cho kim loại, thậm chí một lượng nhỏ kim loại, như tay cầm trên các đồ đựng bằng sứ vào lò vi sóng. Vì khi cho vật dụng như vậy vào lò vi sóng, chúng có thể bắt đầu cháy. Cần tránh các nguy cơ hỏa hoạn và kiểm tra các dụng cụ nhà bếp này, theo Reader’s Digest.
5. Hộp nhựa
Đây là lý do tại sao không nên cho hộp nhựa vào lò vi sóng: Nhiều loại nhựa có chứa hóa chất giống estrogen: Bisphenol A (BPA) là một chất hóa học dùng để sản xuất nhựa, có thể thấm vào thức ăn khi nhựa được làm nóng.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Viễn cảnh Sức khỏe Môi trường (Mỹ), 95% trong tổng số 450 sản phẩm nhựa (như bình sữa trẻ em, túi có khóa kéo và hộp đựng) trong thử nghiệm, đã giải phóng các hóa chất hoạt động giống như estrogen, sau khi cho vào lò vi sóng, rửa trong máy rửa chén hoặc ngâm trong nước, theo Reader’s Digest.
6. Hộp xốp
Là một loại nhựa, hộp xốp có thể giải phóng các hóa chất độc hại vào thức ăn khi đun nóng.
7. Một số loại đĩa
Bạn hãy giữ các loại chén đĩa bằng sứ hoặc có đường viền kim loại cách xa lò vi sóng. Ngay cả khi đường viền kim loại là rất nhỏ, nó vẫn có thể phản ứng trong lò vi sóng, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Nếu bạn sử dụng lò vi sóng nhiều, tốt nhất nên đầu tư một bộ chén đĩa thủy tinh màu trơn để chỉ sử dụng lò vi sóng.
8. Ly giữ nhiệt
Ly bằng thép không gỉ giữ nhiệt làm ấm cà phê hoặc trà và có thể làm hỏng lò vi sóng của bạn.
9. Bật lò mà không cho gì vào
Không có thức ăn hoặc chất lỏng để hấp thụ, Magnetron - là yếu tố tạo ra chức năng của lò vi sóng, sẽ chuyển qua hấp thụ vi sóng, từ đó có thể làm hỏng lò vi sóng và thậm chí bắt lửa. Hãy tránh chạm tay vào nút “Start” khi không có thức ăn hoặc đồ uống bên trong, theo Reader’s Digest.
10. Đun nước quá lâu
Khi nước được đun nóng trong lò vi sóng quá lâu, nó có thể ngăn việc hình thành bọt khí, thường giúp làm mát chất lỏng. Nước trở nên quá nóng. Khi bạn lấy ly nước ra, nhiệt sẽ giải phóng dữ dội và phun ra nước sôi, theo Reader’s Digest.
Để tránh rủi ro này, chỉ đun nước trong khoảng thời gian tối thiểu cần thiết hoặc chỉ đun lâu hơn một chút.
11. Ly lâu năm
Một số ly được sản xuất trước những năm 1960, được tráng men bằng các vật liệu có thể phát ra bức xạ và có thể chứa chì và các kim loại nặng có hại khác, không nên dùng trong lò vi sóng, theo Smithsonian.com.
Theo
Thanh Niên