leftcenterrightdel
Làm sếp đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách hơn. Ảnh minh họa: Mart production/Pexels. 

Quyền lực có khả năng thay đổi con người và những người xung quanh họ. Khi làm sếp hay nắm giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo, chúng ta có thể trở thành mục tiêu của vô số sự kỳ vọng. Mọi người có thể đánh giá quá cao ý kiến của chúng ta, ngần ngại đưa ra phản hồi trung thực và ít dám đối mặt với rủi ro hơn.

Dưới đây, Harvard Business Review khám phá năm bẫy quyền lực phổ biến và đưa ra các chiến lược tương ứng giúp các sếp hay nhà lãnh đạo sử dụng quyền lực một cách khôn ngoan và duy trì hiệu suất làm việc của bản thân lẫn nhân viên.

Bẫy cứu tinh

leftcenterrightdel
 Bẫy cứu tinh có thể khiến nhân viên trở nên ít tự chủ và ít trách nhiệm hơn trong công việc. Ảnh minh họa:Thirdman/Pexels.

Khi được coi là một người có thẩm quyền hay nắm giữ chức vụ cao hơn, mọi người có thể tìm đến chúng ta để tìm lời khuyên hay cách giải quyết cho nhiều vấn đề khác nhau.

Theo đó, chúng ta có thể dễ dàng rơi vào bẫy cứu tinh (the savior trap) khi luôn cố gắng xử lý mọi vấn đề, quản lý cả những việc nhỏ nhặt nhất hay thường xuyên đưa ra những đề xuất dư thừa hoặc nằm ngoài phạm vi công việc của mình.

Song, tại sao bẫy cứu tinh nguy hiểm? Khi một người quá tập trung vào việc "cứu" người khác, họ có thể trở nên quá tự tin vào khả năng của mình và cảm thấy cần phải kiểm soát mọi thứ. Điều này có thể phản tác dụng và ngăn cản đối phương đóng góp và phát triển kỹ năng của mình.

Giải pháp:

  • Hãy tạo thói quen đặt câu hỏi cho đối phương trước khi trả lời câu hỏi của họ.
  • Hãy suy nghĩ xem có bao nhiêu đề xuất của bản thân được thực thi. Yêu cầu đồng nghiệp đánh giá ẩn danh tính hữu ích của các đề xuất này.
  • Khi các thành viên trong nhóm có năng lực nhưng lo lắng trước một đầu việc, hãy lắng nghe vấn đề của họ và cùng suy nghĩ cách giải quyết.

Bẫy tự mãn

leftcenterrightdel
 Về lâu dài, bẫy tự mãn sẽ khiến các sếp đưa ra những quyết định kém và khó giúp nhân viên phát triển tư duy phản biện hay tự giải quyết vấn đề một cách suôn sẻ. Ảnh minh họa:RDNE/Pexels.

Khi nắm giữ chức vụ với quyền hạn cao hơn, chúng ta thường được coi như một chuyên gia có thể giải đáp mọi vấn đề.

Khác với bẫy cứu tinh, bẫy tự mãn (the complacency trap) xảy ra khi một người mất đi sự tò mò và hứng thú của mình.

Họ nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ nên ít đặt câu hỏi để giải quyết vấn đề một cách triệt để hơn.

Bẫy tự mãn có thể khiến chúng ta bỏ lỡ những thông tin quan trọng và những cuộc thảo luận sâu sắc.

Khi ai đó tìm kiếm sự giúp đỡ, chúng ta đưa ra câu trả lời thay vì hỏi nhân viên: "Bạn đã thử những phương án nào?" hoặc "Bạn nghĩ vấn đề là gì?".

Giải pháp:

  • Nuôi dưỡng thói quen thích tìm tòi: Đặt câu hỏi để khám phá các giải định, giá trị và quan điểm khi làm việc. Ví dụ: "Chúng ta đang đưa ra những giả định gì?" "Chúng ta còn chưa tìm hiểu cái gì?" hoặc "Điều gì mà người ngoài thấy mà chúng ta chưa nhìn ra?"
  • Sử dụng mẹo "5 câu hỏi tại sao": Khi gặp vấn đề, hãy tiếp tục hỏi "tại sao" cho đến khi chúng ta tìm ra nguyên nhân gốc rễ.
  • Chủ động chia sẻ những khám phá của bản thân để biến việc học và trau dồi kiến thức thành thói quen để ngăn chặn bẫy tự mãn.
  • Tập trung vào hiện tại và tránh làm nhiều việc cùng một lúc. Hãy cất điện thoại, gập laptop trong cuộc họp và tích cực tương tác với mọi người. Điều này cho người khác thấy rằng ý kiến đóng góp của họ rất quan trọng.

Bẫy né tránh

leftcenterrightdel
 Các sếp tránh né quá nhiều trong công việc ít nhận được sự tín nhiệm của nhân viên. Ảnh minh họa:Karolina Grabowska/Pexels.

Là sếp, chúng ta có thể đi đường tắt trong công việc. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tránh được những đầu việc không mong muốn bằng cách giao phó cho người khác

Chúng ta cũng có thể né hẳn những cuộc trò chuyện khó khăn hay lách khỏi các xung đột trong nhóm.

Cạm bẫy né tránh có thể giúp chúng ta giảm bớt gánh nặng trong thời gian ngắn song làm suy yếu khả năng giải quyết vấn đề của bản thân.

Thêm vào đó, kiểu bẫy này còn ảnh hưởng đến khả năng thấu cảm cần cho việc xử lý xung đột hay lắng nghe một cách cởi mở. Ngoài ra, các sếp hay trốn tránh trách nhiệm được xem là thiếu tin cậy từ đó ảnh hưởng đến cả độ uy tín của cả công ty.

Giải pháp:

  • Suy xét cẩn thận về vai trò của bản thân: Hãy tự hỏi bản thân xem công việc đó có phải là trách nhiệm của mình không. Nếu có, việc đó yêu cầu những gì.
  • Cân nhắc hậu quả: Hãy nghĩ về hậu quả của việc trốn tránh công việc đối với bản thân, nhóm làm việc chung và công ty của mình.
  • Thay đổi nhận thức: Nhìn nhận áp lực một cách tích cực hơn. Coi chúng là cơ hội để phát triển với tư cách là một nhà lãnh đạo.
  • Xác định những lĩnh vực cần tránh: Lập danh sách các nhiệm vụ bản thân có xu hướng né tránh và tìm kiếm huấn luyện viên hoặc cố vấn để phát triển các kỹ năng cần thiết để khắc phục vấn đề.

Bẫy bạn bè

leftcenterrightdel
 Khi sếp không thể hiện được vai trò của mình, nhân viên trở nên khó xử và gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hoàn thành công việc. Ảnh minh họa:MART PRODUCTION/Pexels.

Những nhà lãnh đạo không biết cách sử dụng quyền lực của mình có thể rơi vào bẫy bạn bè (friend trap) khi cố gắng hành xử ngang hàng với mọi người xung quanh thay vì như một người lãnh đạo.

Điều này thường xảy ra với người mới được thăng chức và phải nhanh chóng vào vai quản lý những người đồng nghiệp cũ.

Họ có thể chật vật với việc được tín nhiệm hay gây ra nhiều nhầm lẫn và hỗn loạn khi cố gắng được nhân viên yêu thích.

Giải pháp:

  • Ghi nhớ lý do được thăng chức: Liệt kê những lý do khiến bản thân phù hợp với công việc và trình bày chúng rõ ràng.
  • Sử dụng quyền lực: Phân tích và noi gương những người biết cách sử dụng quyền lực, chức vụ của mình hiệu quả.
  • Tận dụng thế mạnh: Khéo léo sử dụng điểm mạnh cá nhân để hỗ trợ vai trò của mình.
  • Làm rõ vai trò và trách nhiệm: Trò chuyện rõ ràng với mọi người về vai trò mới của của hai bên, đảm bảo mọi người hiểu nhiệm vụ của mình và cách nhóm đưa ra quyết định.

Bẫy áp lực

leftcenterrightdel
 Quá nhiều áp lực khiến các sếp không thể hành xử một cách chuẩn mực. Ảnh minh họa:Shvets Production/Pexels.

Lãnh đạo vốn dĩ là một việc làm gây nhiều căng thẳng. Các sếp phải chịu áp lực rất lớn để đạt kết quả làm việc cao trong bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng cùng thị trường đầy biến động.

Nhiều người thậm chí bị kẹp giữa đáp ứng nhu cầu của nhân viên lẫn nhu cầu của các nhà lãnh đạo cấp cao hay phải đối mặt với "deadline" dồn dập và việc cắt giảm ngân sách.

Cạm bẫy áp lực (stress trap) ảnh hưởng đến sếp lẫn những người xung quanh họ. Khi cấp trên hay quản lý rơi vào trạng thái căng thẳng, họ dễ làm ra những hành vi tiêu cực như gửi trả lời email một cách thô lỗ hay gây áp lực cho người khác một cách gián tiếp.

Hậu quả khi làm việc dưới bầu không khi căng thẳng, nhân viên không thể phát huy năng lực của mình. Chưa kể, căng thẳng gián tiếp có thể là làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành của nhân viên.

Giải pháp:

  • Tìm và xây dựng các phương pháp giúp giảm căng thẳng: Luyện tập hít thở, thực hành chánh niệm (mindfulness) hay bài tập thư giãn tâm trí/cơ thể.
  • Cải thiện thói quen hàng ngày: Nghỉ giải lao thường xuyên, tập thể dục, ăn uống hợp lý và lên lịch nghỉ giải lao ngắn sau khi làm việc cường độ cao để quản lý năng lượng và nâng cao năng suất của bản thân.
  • Trì hoãn những cuộc liên lạc căng thẳng: Tránh viết những email khó nhằn hoặc giải quyết những yêu cầu khó khăn ngay lập tức. Dành thời gian để suy ngẫm, nói chuyện với ai đó hoặc đi dạo. Giới hạn liên lạc trong giờ làm việc để tôn trọng giới hạn của mọi người và cho bản thân thời gian để điều hòa cảm xúc.

Theo lifestyle.znews