|
|
Tỷ lệ tiêm chủng ở Ấn Độ đã giảm trong những tháng qua với các trường hợp nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng. Khoảng 940 triệu người, tương đương 67% dân số, đã tiêm hai mũi đầu tiên, nhưng chỉ 15% trong số họ được tiêm mũi tăng cường thứ ba. |
Hôm 6/9, các nhà quản lý ở Ấn Độ đã cho phép dùng phiên bản vắc xin COVID-19 dạng xịt mũi của hãng Bharat Biotech cho những người chưa được tiêm chủng.
Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya cho biết trên Twitter: “Bước đi này sẽ tăng cường hơn nữa cuộc chiến chống lại đại dịch".
Trước đó 2 ngày, hôm 4/9, Công ty CanSino Biologics cũng thông báo rằng các cơ quan quản lý Trung Quốc đã phê duyệt phiên bản vắc xin COVID-19 dạng hít qua miệng của công ty để sử dụng như liều tăng cường. Công ty đã chỉ ra kết quả sơ bộ của các nghiên cứu cho thấy phiên bản này sẽ tăng khả năng bảo vệ sau 1 lần sử dụng.
|
Vắc xin dạng xịt qua mũi và hít qua miệng rất tiện lợi để sử dụng |
Vắc xin COVID-19 dạng tiêm đã cứu sống hàng triệu người trên toàn cầu hơn 2 năm qua. Hiện vắc xin vẫn tiếp tục cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh nặng và tử vong, ngay cả khi các biến thể dễ lây lan của virus lưu hành.
Nhưng các phiên bản vắc xin mới không cần kim tiêm đang được khám phá như một chiến lược để cải thiện khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần một chục ứng cử viên có thể đang trong các giai đoạn thử nghiệm khác nhau trên toàn cầu.
Vắc xin xịt mũi của Ấn Độ được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Washington ở St. Louis và sau đó được cấp phép cho nhà sản xuất vắc xin Bharat Biotech. Công ty đã thực hiện 2 cuộc thử nghiệm, xịt 2 liều vắc xin cho 3.100 người chưa được tiêm chủng và khoảng 875 tình nguyện viên đã tiêm hai mũi vắc xin COVID-19 như một liều tăng cường.
Bharat cũng đang xin cấp phép để vắc xin dạng xịt mũi được dùng làm liều tăng cường cho 2/3 số người ở Ấn Độ đã được tiêm ngừa.
|
Hiện vẫn còn hàng chục công ty dược đang thử nghiệm các loại vắc xin COVID-19 dạng xịt và dạng hít |
Ashley St. John, nhà miễn dịch học tại Trường Y Duke-NUS ở Singapore, cho biết các nhà khoa học đang theo đuổi các lựa chọn vắc xin COVID-19 qua đường mũi và miệng vì hệ thống miễn dịch có các công cụ chuyên biệt để bảo vệ các vị trí khác nhau trong cơ thể theo những cách khác nhau.
Tiến sĩ Vineeta Bal, nhà miễn dịch học và là giáo sư tại Viện Nghiên cứu Giáo dục Khoa học Ấn Độ, cho biết: “Lợi thế của vắc xin qua đường mũi là nó có thể loại bỏ virus trước khi chúng có cơ hội tự hình thành và nhân lên trong phổi".
Những lợi thế của vắc xin qua đường miệng phụ thuộc vào kích thước của từng giọt nhỏ trong thuốc phun, tiến sĩ Bal cho biết thêm. Những giọt lớn sẽ rèn luyện khả năng phòng thủ trong miệng và các bộ phận của cổ họng, trong khi những giọt nhỏ hơn được cho là sẽ đi sâu hơn và đến phổi.
Tiến sĩ Michael Diamond của Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ), người đã giúp tạo ra vắc xin được cấp phép cho Bharat, cho biết việc xịt một một tia vắc xin COVID-19 vào mũi vẫn tiện lợi và nhẹ nhàng hơn là tiêm.
Theo phụ nữ TPHCM