Các hoàng tử phá vỡ quy tắc hoàng gia
Cập nhật lúc 10:24, Thứ bảy, 28/11/2020 (GMT+7)
Sống chung trước khi kết hôn, từ bỏ kế vị ngai vàng, đi cùng chuyến bay với con trai là những điều cấm kỵ trong gia đình hoàng gia.
|
Từ khi còn là thiếu niên,Hoàng tử Harry đã nhiều lần gây chú ý vì phá vỡ quy tắc hoàng gia. Hoàng tộc ở xứ sở sương mù vốn được biết đến là luôn tuân thủ quy tắc nghiêm ngặt với "câu thần chú" là "không bao giờ phàn nàn, không bao giờ giải thích". |
|
Năm 2016, khi chuyện tình của vợ chồng Harry và Markle bị công chúng phản ứng tiêu cực, cựu Công tước xứ Sussex đã gửi một kiến nghị dài tới giới truyền thông. Trong đó, anh yêu cầu các tờ báo, tay săn ảnh tôn trọng bạn đời của mình. Bốn năm sau, Harry một lần nữa công khai bảo vệ vợ khi nói về quyết định rút khỏi của hoàng gia Anh. |
|
Theo truyền thống hoàng gia Anh, người kế vị ngai vàng sẽ không được đi chung chuyến bay với cha mình. Điển hình là Thái tử Charles vàHoàng tử Williamhiếm khi đi cùng với nhau. Lý do là nếu có sự cố xảy ra trên đường đi, xứ sở sương mù sẽ không mất cùng lúc hai người thừa kế. Tuy nhiên, William vẫn quyết định bay cùng con trai cả George. |
|
Trong nhiều chuyến thăm châu Âu, vợ chồng Công tước xứ Cambridge thường xuyên đưa các con đi cùng. TheoBusiness Insider, William đã được nữ hoàng Anh cho phép đi cùng con vì Hoàng tử George còn nhỏ tuổi. Thế nhưng, điều này sẽ chấm dứt khi cậu bé đón sinh nhật lần thứ 12. |
|
Câu chuyện kết hôn với bà mẹ đơn thân của người thừa kế ngai vàng Na Uy,Thái tử Haakon, khiến dư luận nước này xôn xao một thời gian dài. Giống với Vua Harald V, thái tử Na Uy cũng lấy một phụ nữ thường dân. Chuyện tình của họ ban đầu không được người dân ủng hộ vì Công nương Mette-Marit Tjessem Hoiby đã có một con trai 3 tuổi với tên tội phạm từng bị kết án tàng trữ ma túy. |
|
Bên cạnh đó, Haakon và Mette-Marit đã chung sống với nhau trước đám cưới. Đây là điều không được chấp nhận ở đất nước này. Năm 2001, vài ngày trước khi hôn lễ hoàng gia diễn ra, Mette-Marit đã thừa nhận về sai lầm trong quá khứ tại một cuộc họp báo. Sau sự kiện đó, nhiều người dân dần mở lòng hơn với “nửa kia” của Haakon. |
|
Hoàng tử Frisocủa Hà Lan là một trong những nhân vật hiếm hoi từ bỏ kế vị vì tình yêu. Năm 2004, ông đã rút khỏi quyền thừa kế ngai vàng và nhiều đặc quyền khác để kết hôn với nhà hoạt động nhân quyền Mabel Wisse Smit. Friso và Smit gặp nhau trong một buổi chiêu đãi từ thiện của Open Society Institute - một tổ chức xã hội do nhà tỷ phú George Soros thành lập vào năm 1994. |
|
Hôn thê của hoàng tử Hà Lan thông thạo 7 thứ tiếng và từng làm việc cho Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, do dính vào nhiều mối quan hệ mập mờ, cuộc hôn nhân của cả hai từng hứng chịu phản ứng kịch liệt từ chính phủ. Nữ hoàng Beatrix cũng khá sốc trước quyết định của con trai mình. Cuối cùng, Friso phải từ bỏ ngôi báu để kết hôn với người mình yêu. |
|
Hoàng tử Rostislav Romanov- một họa sĩ người Anh gốc Nga - là hậu duệ của gia đình hoàng gia xứ sở bạch dương. Tổ tiên của anh đã bị hành quyết trong cuộc cách mạng năm 1918. |
|
Năm 2018, Rostislav đã thiết kế một chiếc đồng hồ bằng máu của chính mình để tưởng nhớ một thế kỷ kể từ ngày Sa hoàng Nicholas II và gia đình anh bị tử hình. Sản phẩm của Rostislav khiến các nhà sản xuất đồng hồ ở Nga và giới truyền thông tranh cãi một thời gian dài. |
Theo Zing