leftcenterrightdel
Ngày càng nhiều phụ nữ mong muốn có sự nghiệp và thu nhập ổn định. Ảnh minh họa:Pressfoto/Freepik. 

Số lượng nữ lãnh đạo tại Trung Quốc tăng cao hơn gấp ba lần, lên 241 người trong thập kỷ kết thúc vào năm 2021. Ngược lại, tỷ lệ nữ giới tham gia thị trường lao động giảm xuống mức thấp kỷ lục 61,6%, theo Financial Times.

Hai số liệu nêu trên phản ánh phần nào những thách thức phải đối mặt của các sếp nữ tại đất nước đông dân nhất nhì thế giới. Khác với nam giới, họ phải vật lộn để cân bằng giữa mục tiêu nghề nghiệp và nghĩa vụ gia đình.

Zhao Ying, đồng sáng lập và nhà xuất bản của nền tảng giáo dục quản lý tại Thượng Hải (Trung Quốc), cho biết: “Hiện tại chính là thời của các nữ lãnh đạo, ngay cả khi họ ở cấp trung bình hay cấp cao”. 

Tuy nhiên, thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ em là rào cản khiến các lãnh đạo nữ phải giảm tải công việc, thậm chí từ bỏ tham vọng nghề nghiệp, Zhao chia sẻ.

Thời của các sếp nữ

Có nhiều minh chứng cho thấy phái yếu có thể đảm đương công việc lãnh đạo, thậm chí xuất sắc. Đầu tiên, thành tích học tập vượt trội là một điển hình.

Trong năm 2020, số lượng nữ sinh viên đại học đã tăng gần một nửa sau 10 năm, trong khi số người quyết định học thạc sĩ tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Lý do thứ hai là tỷ lệ sinh giảm, phụ nữ có thể nhẹ gánh nặng chăm sóc con cái. Năm 2022, số ca sinh ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục (9,6 triệu), so với 16,4 triệu một thập kỷ trước.

Đồng thời, số lượng cặp đôi đăng ký kết hôn đã giảm 2/5 so với cùng kỳ năm ngoái. Những phụ nữ quyết định sinh con muộn hơn nhiều đáng kể.

leftcenterrightdel
Nhiều bà mẹ lui về làm hậu phương cho chồng phát triển sự nghiệp. Ảnh minh họa:Yonhap.  

Nếu như trước kia quan niệm kết hôn và sinh con được xếp ở vị trí ưu tiên, ngày nay nhiều phụ nữ, đặc biệt những người sinh sống tại các thành phố lớn đều chọn sự nghiệp. Lý tưởng của họ là tự chủ kinh tế và thành công trong lĩnh vực theo đuổi.

He Dan (32 tuổi), quản lý chuỗi quán rượu ở trung tâm của một thành phố lớn tại Trung Quốc, chia sẻ không có kế hoạch kết hôn hay sinh con. Sự tự do, giàu sang là điều mà cô gái này đang nỗ lực theo đuổi.

Gánh nặng

Không may mắn như He, nhiều phụ nữ tại quốc gia này đang chọn bỏ công việc toàn thời gian để ở nhà chăm sóc gia đình. Đây chính là lý do khiến thị trường lao động sụt giảm đều đặn tỷ lệ lao động nữ.

Đối với nhiều người vợ, việc lui về làm hậu phương, chăm sóc con cái để chồng có thể tập trung phát triển sự nghiệp là điều hạnh phúc. Điều này đặc biệt đúng trong thời đại nuôi dạy con trẻ hiện nay, với nhiều giờ hoạt động ngoại khóa và dạy kèm hầu hết do bà mẹ lo liệu.

Bên cạnh đó, chính sách hai con được ban hành năm 2016 đã gây thêm áp lực cho các bà mẹ có công việc ổn định. Năm 2021, hơn một nửa số trẻ sơ sinh có thêm anh/chị, tăng từ 39% vào năm 2015 (các trường hợp ngoại lệ được cho phép theo chính sách một con).

leftcenterrightdel
 Nhiều nữ quản lý chấp nhận nghỉ việc vì con cái. Ảnh minh họa:Ketut Subiyanto/Pexels. 

Ngoài ra, khó khăn trong việc cân bằng công việc và con cái càng trở nên trầm trọng hơn do thiếu các cơ sở chăm sóc trẻ em ban ngày có giá cả phải chăng.

Kết quả, trong khi tỷ lệ sinh giảm đã tạo điều kiện cho một số phụ nữ tự do khẳng định mình trong công ty, nhiều bà mẹ bỉm sữa vẫn cảm thấy họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nghỉ làm dài hạn.

Zhao Lei, cựu kiểm toán viên, chia sẻ cô phải nghỉ việc để chăm sóc em bé đầu lòng vào cuối năm 2021.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc dành cả ngày để bế con, nấu cơm, giặt giũ. Tuy nhiên, việc khó tìm người trông con khiến tôi phải gắn bó với công việc này”, Zhao giãi bày.

Việc nhà, chăm sóc con cái không tương xứng cũng khiến nhiều phụ nữ nhận được ít tiền lương hơn so với nam giới. Thậm chí nhiều công ty tư nhân từ chối nhận ứng viên nữ nếu họ mang thai hoặc có con nhỏ.

leftcenterrightdel
 Khoảng cách tiền lương giữa phụ nữ và nam giới khác biệt đáng kể, với lý do công việc chăm sóc con cái không tương xứng. Ảnh minh họa:Reuters. 

Khảo sát năm 2022 của Zhaopin, nền tảng tuyển dụng tại Trung Quốc, cho thấy mức lương trung bình hàng tháng của phụ nữ tại nơi làm việc là 8.545 nhân dân tệ. Con số này thấp hơn 12% so với mức lương trung bình hàng tháng của nam giới là 9.776 nhân dân tệ.

Không chỉ phụ nữ Trung Quốc bị thiệt thòi, tỷ lệ nữ góp mặt trong phòng họp tại châu Á đang tụt lại xa so với các khu vực khác.

Theo nghiên cứu của BofA Securities, trung bình chỉ 20% phòng họp của châu Á có sự góp mặt của phụ nữ. So với 12 năm trước, con số này chỉ được cải thiện khoảng 7%.

Năm 2022, tỷ lệ tổng số ghế giám đốc do phụ nữ nắm giữ tại Hàn Quốc và Nhật Bản đều chưa tới 16%, lần lượt đạt 12,8% và 15,5%, công ty nghiên cứu dữ liệu MSCI (Mỹ) trích dẫn.

MSCI cho rằng có thể phải mất tới 15 năm nữa, phái yếu mới có quyền bình đẳng trong công ty cũng như phòng họp.

Theo zingnews