Như nhiều quốc gia khác, Facebook là một nền tảng mạng xã hội phổ biến ở Philippines với hơn 66 triệu người dùng. Sự phổ biến của nó thu hút cả những tên tội phạm.
"Nếu phát hiện ra, chúng tôi sẽ xóa mọi nội dung liên quan đến buôn bán nội tạng người và chúng tôi cũng khuyến khích cộng đồng báo cáo những nội dung mà họ cho là vi phạm pháp luật", người phát ngôn Facebook Philippines cho biết.
|
Một nhóm Facebook chuyên tập hợp các lời quảng cáo mua bán thận ở Philippines. Ảnh:CNA. |
Dùvậy, còn vô số bài đăng quảng cáo bán thận công khai cùng những chi tiết quan trọng như số điện thoại, nhóm máu người cho thận, kết quả kiểm tra sức khỏe... vẫn tồn tại trên Facebook.
Theo Victor Lorenzo, trưởng phòng Tội phạm Mạng tại Cục Điều tra Quốc gia Philippines, buôn bán bộ phận cơ thể người, dù bất hợp pháp, vẫn là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận đang phát triển ở quốc gia này. Với mạng Internet, tội phạm có thể thương lượng thoải mái như ở nhà mà vẫn che giấu được danh tính.
Nhưng liên lạc trực tuyến cũng có ưu và nhược điểm. "Nếu hoạt động trên mạng, bạn có thể bị theo dõi trực tuyến", Lorenzo nói. "Buôn bán nội tạng là bất hợp pháp. Khi bạn tham gia, bạn phải giao tiếp với người hiến tạng, người mua, người trung gian. Vì thế, chắc chắn họ phải giao tiếp. Để tìm người hiến, họ phải quảng cáo công khai. Và đây là lợi thế của chúng tôi".
Cảnh sát chống tội phạm mạng Philippines thường xuyên rà soát trên mạng Internet tìm kiếm những hoạt động đáng ngờ. Khi tìm thấy manh mối về một vụ buôn bán nội tạng tiềm tàng, họ sẽ chuyển thông tin tới cơ quan hữu quan. Đôi lúc, các mẩu thông tin được kết hợp lại để khoanh vùng một khu vực cụ thể, qua đó thu hẹp khu vực nghi vấn.
"Đằng sau các giao dịch trực tuyến là một con người thực", Lorenzo nhấn mạnh. "Dù họ ẩn danh, ít nhất bạn vẫn có những manh mối nhất định về giao dịch. Vậy là đủ để chúng tôi tiến hành điều tra".
Song các nhân viên thực thi pháp luật không thể một mình xóa sổ chợ đen buôn bán nội tạng người. Vì thế, những nỗ lực chống buôn người đang được triển khai cả ở các bệnh viện có giấy phép thực hiện phẫu thuật cấy ghép tạng. Giám sát các cơ sở này là Ủy ban Đạo đức Cấy ghép tạng Quốc gia Philippines, bên có trách nhiệm đảm bảo mọi thỏa thuận hiến tạng đều hợp pháp và không dính dáng tới lợi ích thương mại.
Qua các cuộc phỏng vấn với người hiến tiềm năng và người nhận tạng, Ủy ban Đạo đức phải xác nhận cả hai bên đều tự nguyện mà không có bất kỳ sự ép buộc, lừa dối hay lợi dụng nào. Tuy nhiên, theo nhiều báo cáo, một số chuyên gia y tế lại chính là người chủ mưu các giao dịch bộ phận cơ thể người trái phép.
"Họ gọi đó là 'dịch vụ trọn gói', có nghĩa họ sẽ tìm người hiến tạng và thu xếp mọi công đoạn để tiến hành phẫu thuật. Tiền thanh toán được chuyển tới các bác sĩ này và sau đó, họ sẽ chia tiền lại cho những thành viên khác trong nhóm", bác sĩ Francisco Sarmiento từ chương trình Hiến và Cấy ghép Tạng thuộc Bộ Y tế Philippines, cho hay.
Trở về Trung Luzon, Carlos đang mơ về một tương lai tươi sáng hơn với gia đình mình. Anh đã mượn được tiền để trả viện phí và không cần phải bán thận nữa. Nhưng trong tương lai, nếu gia đình lại lâm vào cảnh túng thiếu, anh hoàn toàn có thể rao bán thận lại.
"Gia đình là quan trọng nhất với tôi", Carlos nói. "Bán thận luôn là một lựa chọn".
Theo vnexpress